Dầu thải đang được thu mua khắp nơi với giá khoảng 5.000 đồng/kg nhưng tài xế lại đem đi đổ trộm, để dầu thải tràn vào nguồn nước sông Đà?
Ngày 18/10/2019, Công an tỉnh Hòa Bình đã triệu tập 2 đối tượng đến trụ sở làm việc liên quan đến vụ đổ dầu gây ô nhiễm nước sông Đà. Hiện danh tính, lời khai của 2 đối tượng này chưa được cơ quan công an tiết lộ.
Từ khi sự việc xảy ra, người dân khu vực xã Phúc Tiến, huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình cho biết, nhiều người có phát hiện một xe tải 2,5 tấn bơm dầu thải đổ trộm vào khe núi.
Thời điểm tài xế đổ trộm dầu thải vào khe núi Phúc Tiến xuất hiện trời mưa to nên dầu từ khe núi chảy xuống suối rồi chảy vào kênh dẫn nước nhà máy. Đến ngày 9/10, công nhân nhà máy phát hiện dầu loang và thuê công nhân vớt dầu từ xe tải đổ trộm.
|
Đây chính là tình tiết được cho là điểm bất thường của vụ việc khi dầu thải từ trước đến nay được cánh tài xế tìm cách bán ra ngoài với giá cao.
Theo tìm hiểu của Đất Việt, khu vực TP. Hà Nội và Hòa Bình có nhiều địa điểm treo biển thu mua dầu nhớt thải, nhất là đoạn QL6.
Một người thu mua dầu nhớ thải ở huyện Lương Sơn - Hòa Bình cho biết, giá dầu thải cao hay thấp tùy thuộc vào đó là dầu thải từ nhà máy hay từ hoạt động của các loại xe ôtô. Tuy nhiên, giá giữa 2 loại cũng chỉ chênh nhau vài trăm đồng/kg.
"Giá dầu thải hiện nay thường được mua với giá giao động trong khoảng 4.500 - 5.000 đồng/kg. Nếu người nào có nhu cầu muốn bán với số lượng nhiều thì chúng tôi vẫn mua với giá đó và đến tận nhà chở về" - người này cho biết.
Anh Cao Văn Minh (43 tuổi, lái xe tải ở TP. Hà Nội) cũng cho biết, dầu thải thường rất dễ bán. Cánh lái xe thường thu gom dầu thải để bán cho các đại lý. Số dầu thải này sau đó được bán vào các nhà máy hoặc các cơ sở hoạt động chui đem tái chế rồi bán ra ngoài thị trường.
Chính vì thế, anh Minh bày tỏ sự khó hiểu tại sao lại có người đổ trộm hàng nghìn lít dầu thải ra ngoài môi trường mà không đem bán.
"Xe 2,5 tấn có thể chứa được tới hơn 2.000 lít dầu, bán đi cũng được khoảng 10 triệu đồng. Tài xế không thể không biết điều này mà lại đem đi đổ trộm, nhất là khi việc thu mua dầu thải hiện nay diễn ra phổ biến, ở bất kỳ cung đường quốc lộ nào cũng có thể tìm thấy địa chủ thu mua..." - anh Minh băn khoăn.
Ngọc Vân
Đối tượng đổ trộm dầu thải vào nước sạch có thể đối diện mức án nào?
Theo Điều 235, Bộ Luật Hình sự về Tội gây ô nhiễm môi trường, khung hình phạt nặng nhất là bị phạt tiền từ 1-3 ... |
Mùi khủng khiếp ở đồi Mông, nơi xả thải xuống nhà máy nước sông Đà
Con suối đổ về hồ Đầm Bài (Hòa Bình) đang được nạo vét, thu dọn, xử lý dầu thải. Lòng suối còn rõ mùi khét, ... |
Hoà Bình: Cty nước Sông Đà chôn lấp cát lẫn dầu thải không đúng quy định
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình, việc chôn lấp, xử lý tạm thời cát lẫn dầu thải của Nhà máy nước ... |
Máy xúc dọn dầu thải đầu nguồn nhà máy nước sông Đà
Công ty nước sạch Sông Đà huy động 3 máy xúc và 30 nhân công xúc bùn, đất ở các đoạn suối bị nhiễm dầu ... |
Ngày đăng: 15:29 | 18/10/2019
/ baodatviet.vn