Đắk Lắk trong ít ngày qua liên tục ghi nhận nhiều ca nhiễm bạch hầu mới . Đây là địa phương thứ 4 của vùng Tây Nguyên có số lượng ca nhiễm bệnh tăng đột biến. Ngành Y tế Đắk Lắk đang nỗ lực khoanh vùng các ổ dịch kết hợp cách ly hàng nghìn người dân nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ lương thực, nhu yếu phẩm cho bà con...
Sẽ tiêm chủng ngừa 1,9 triệu người
Tính chiều ngày 15.7, toàn tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận tổng cộng 8 ca nhiễm bạch hầu, phân bố ở địa bàn các huyện Lắk, Cư M’Gar, M’Đrắk. Vùng Tây nguyên hiện đã có đến gần 90 ca lây nhiễm, tăng gần gấp 3 lần so với năm 2019. Con số này chắc chắn sẽ không dừng lại ở đó khi ngành Y tế các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai... đang liên tục ghi nhận các ca nhiễm bệnh mới.
Tại ổ dịch bạch hầu ở xã Cư Róa (huyện M’Đrắk), chính quyền địa phương đã cách ly thôn 7, đồng thời tổ chức phun hóa chất khử khuẩn cho toàn khu vực có ca bệnh và giám sát chặt chẽ việc uống kháng sinh dự phòng của người dân trong vùng. Huyện cũng thành lập một trạm xá dã chiến tại vùng để đáp ứng việc khám chữa bệnh cho bà con. Tất cả các ca nhiễm bạch hầu ở M’Đrắk đều đang được theo dõi chặt chẽ, nằm điều trị cách ly trong bệnh viện tuyến huyện.
Ở những ổ dịch khác tại Đắk Lắk, lực lượng y tế cũng khoanh vùng, phong tỏa người dân kết hợp làm khử trùng khu vực và nhất là tiêm chủng vaccine phòng bệnh cho bà con. Đắk Lắk liên tục ghi nhận các ca nhiễm mới đúng như dự báo của ông Nay Phi La - Giám đốc Sở Y tế tỉnh, cách đây ít hôm, nguy cơ lây lan dịch bạch hầu ở địa phương vẫn còn rất cao. Những ca nhiễm mới rất có thể sẽ tiếp tục được ghi nhận trong thời gian tới. Bởi, người lành mang vi khuẩn bạch hầu vẫn còn đó trong các khu dân cư. Đặc biệt là ở các vùng lõm, một bộ phận người dân chưa được tiêm phòng trước đó nhiều năm rất dễ lây nhiễm dẫn đến bùng phát trên diện rộng.
Ông Trịnh Quang Trí - Phó Giám đốc (phụ trách) Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Đắk Lắk - cho biết: ‘’Sắp đến, ngành Y tế Đắk Lắk sẽ tiến hành tiêm chủng cho toàn bộ 1,9 triệu dân đang sinh sống, làm việc ở tỉnh. Mỗi người sẽ được tiêm 2 liều để phòng, dịch bạch hầu. Số vaccine này được Bộ Y tế cấp, mốc thời gian tiến hành tiêm phòng sẽ được chúng tôi thông báo chi tiết sau’’.
Có thể sẽ lập ‘’ATM gạo’’ hỗ trợ bà con trong các khu cách ly
Phóng viên Báo Lao Động khi đi đến một số ổ dịch trong vùng Tây Nguyên nhận thấy rằng, việc lực lượng y tế khoanh vùng ổ dịch, cách ly người dân trong vòng nhiều ngày là đúng đắn nhằm tránh bệnh lây lan diện rộng. Nhưng cách làm này có thể gây một số khó khăn cho người dân. Bởi, nhiều ổ dịch nằm ở vùng sâu, vùng xa, đường xá đi lại khó khăn, bà con phần lớn lại làm nương rẫy, cuộc sống sinh hoạt thiếu thốn, nhất là vấn đề lương thực. Một khi họ ở trong vùng cách ly thì việc đồng áng sẽ chững lại trong khi hoa màu vụ hè thu đang cần tưới tiêu, chăm bón; chẳng ai dám thuê mướn bà con làm các công việc chân tay, dẫn đến thu nhập không ổn định.
Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk đã tính đến việc lập ‘’ATM gạo’’ để hỗ trợ cho bà con ở trong các khu cách ly. Trung tâm Y tế địa phương phối hợp với chính quyền sở tại vận động các nhà hảo tâm, mạnh thường quân quyên góp, ủng hộ gạo, nhu yếu phẩm cho đồng bào vùng dịch. Mỗi người sẽ được lấy một lượng gạo nhất định, đủ dùng trong thời gian vùng đang sống bị phong tỏa. Trước mắt, cách làm này sẽ áp dụng tại xã Cư Róa nhằm hỗ trợ cho hơn 1.000 dân trong vùng cách ly.
Song song với đó, Sở Y tế Đắk Lắk tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh các công văn chỉ đạo các địa phương phải kích hoạt ngay ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh và khoanh vùng thôn, buôn, tổ dân phố hoặc là xã phát hiện có dịch bệnh để triển khai nhanh chóng việc dập dịch, giám sát uống thuốc kháng sinh phòng ngừa; tiêm phòng cho bà con.
Bộ Y tế vừa đưa ra kế hoạch tiêm phòng vaccine phòng bệnh bạch hầu tại 4 tỉnh Tây Nguyên gồm Kom Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông. Theo đó, ngành Y tế các địa phương trên phải đạt mục tiêu tiêm vaccine đạt tỉ lệ trên 90% cho tất cả các đối tượng từ 2 tháng tuổi trở lên.
Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, các Trung tâm Kiểm soát bệnh tật 4 tỉnh này tiếp nhâṇ và bảo quản vaccine tại kho của tỉnh và thưc̣ hiêṇ cấp phát cho Trung tâm Y tế cấp huyện ít nhất là 1 ngày trước khi tổ chức tiêm chủng.
Tôn Thất Bảo Trung
Phát hiện thêm ổ dịch bạch hầu ở Gia Lai
Sau các xã Hải Yang, Đắk Sơ Mei, Hnol (huyện Đắk Đoa), Gia Lai có ổ dịch thứ 4 là xã Ia O (huyện Ia ... |
Khi nào dập tắt được dịch bạch hầu tại Tây Nguyên?
Trong hơn 1 tháng qua, tại Tây Nguyên đã ghi nhận hơn 50 trường hợp dương tính, trong đó 3 ca bệnh đã tử vong ... |
Sợ dịch bạch hầu "hoành hành", dân TPHCM đổ xô đi tiêm vắc-xin dịch vụ
Từ khi ca bệnh bạch hầu xuất hiện tại TPHCM và một số tỉnh tại Tây Nguyên, nhiều người dân lo lắng và đổ xô ... |
Ngày đăng: 08:57 | 17/07/2020
/ laodong.vn