Nhiều bạn đọc đã bày tỏ quan điểm về đề xuất thống nhất giờ làm việc các cơ quan hành chính trong toàn quốc từ 8h30 đến 17h30 trong dự thảo luật Lao Động sửa đổi vừa công bố.
Nhiều bạn đọc đã bày tỏ quan điểm về đề xuất thống nhất giờ làm việc các cơ quan hành chính trong toàn quốc từ 8h30 đến 17h30 trong dự thảo luật Lao Động sửa đổi vừa công bố.
Trước đề xuất quy định "cứng" về giờ làm việc của cơ quan hành chính trên cả nước, bạn đọc Bùi Hữu Toàn bày tỏ: "Chúng ta nên giữ nguyên giờ làm việc của các cơ quan như hiện nay. Ở đây, trong vòng 8 tiếng làm việc theo quy định, công chức cần đảm bảo hiệu quả và chất lượng phục vụ đối với người dân là quan trọng nhất".
Bên cạnh đó, bạn đọc Ngô Hùng lại cho rằng: "Mọi sự thay đổi giờ giấc phải có sự đồng bộ từ cơ quan công chức Nhà nước đến công ty, doanh nghiệp. Bởi, nếu trường học quy định 7h vào lớp, mà 8h30 chúng tôi mới bắt đầu đi làm thì rất bất cập. Nếu có sự thống nhất từ đầu chí cuối nhịp nhàng thì sẽ khả thi hơn".
Nhiều độc giả cho rằng giờ làm việc nên căn cứ vào khí hậu, thói quen của người dân từng địa phương. Theo bạn đọc Nguyễn Thị Thanh, ở miền Trung mà 8h30 làm việc thì quá muộn và nóng bức.
Đồng quan điểm, bạn Phạm Bình cho rằng: "Giờ làm việc nên căn cứ vào từng địa phương, khu vực để có những quy định cho thật hợp lý. Thông thường, những vùng nông thôn người dân dậy rất sớm. Nếu công chức mà đi làm từ 8h30 quá muộn, khi người dân có việc đến cơ quan hành chính giải quyết thì khó có để đáp ứng được tốt nhất".
Bạn đọc Vân Khánh cho biết: "Trước khi đưa ra quyết định, cơ quan chức năng nên lấy ý kiến của các vùng miền.
Bạn đọc Nguyễn Bé cho hay: "Theo tôi, một tuần làm việc 6 ngày, bắt đầu từ 8h là hợp lý. Việc quy định giờ giấc làm việc nên căn cứ đặc điểm của vùng miền, tập quán... Cho nên, chúng ta nên giao cho địa phương quyết về vấn đề này".
"Chúng ta nên chia nhiều khung giờ làm việc sao cho hiệu quả nhất. Riêng cá nhân tôi sẽ ủng hộ làm việc từ 8h sáng và chiều về 5h30", bạn đọc Hoàng Lan nêu quan điểm.
Theo bạn đọc Lụa Lụa, chỉ nên thay đổi khung giờ làm việc áp dụng cho các thành phố lớn để giảm áp lực giao thông. Còn các địa phương khác nên giữ nguyên là tốt nhất.
Bên cạnh đó, cơ quan chức năng nên lấy ý kiến rộng rãi đối với công chức, viên chức. Suy cho cùng, vấn đề cần chú ý ở đây là năng suất lao động chứ không phải là làm thời gian bao nhiêu.
Theo Bộ LĐTBXH, trên cơ sở tham vấn ý kiến, dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi đưa ra 2 phương án về thời gian làm việc của công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
Theo đó, với phương án 1, dự thảo bổ sung vào Bộ luật Lao động quy định: “Giao Chính phủ quy định thống nhất thời điểm bắt đầu và kết thúc thời gian làm việc của các cơ quan hành chính trên cả nước”.
Thời gian làm việc dự kiến là từ 8h30 đến 17h30, nghỉ trưa 60 phút (trừ những đơn vị hoặc bộ phận phải thường trực 24/24 giờ để đảm bảo liên thông công việc hoặc trực tiếp giải quyết công việc với người dân).
Với phương án 2, dự thảo đề xuất giữ nguyên như hiện hành, thời gian làm việc không được quy định trong Bộ luật Lao động mà được quy định tại các văn bản hành chính (đối với các bộ do Thủ tướng quyết định, đối với UBND và các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định).
Đề xuất giờ làm việc từ 8h30: 'Không vì thống nhất thời gian mà quên mục tiêu phục vụ người dân'
Nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH cho rằng không nên vì thống nhất thời gian làm việc mà quên mục tiêu quan trọng nhất là phục ... |
Cấm uống rượu bia trong giờ làm việc: Không lẽ cứ khó khả thi thì… buông?
Trong hội thảo về Dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia diễn ra mới đây, không ít ý kiến cho rằng qui ... |
Ngày đăng: 15:29 | 07/05/2019
/ https://laodong.vn