“Liên quan đến việc góp ý vào dự thảo Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia, người ta có nói tôi tham gia vào một số sinh hoạt của hiệp hội rượu, bia. Đó là chuyện hết sức bình thường, tôi nói tiếng nói của mình ở đó và phải chịu trách nhiệm về ý kiến đó”, ĐBQH Dương Trung Quốc nói khi trao đổi với Dân Việt.
ĐBQH Dương Trung Quốc (ảnh Đ.D).
Thưa ông, vào ngày cuối của kỳ họp Quốc hội (14/6), Quốc hội sẽ thông qua Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia, tuy nhiên khi thảo luận vẫn còn có những ý kiến khác nhau và dư luận cho rằng có vấn đề lobby (được hiểu nôm na là vận động hành lang) cho doanh nghiệp sản xuất rượu, bia, là ĐBQH ông nghĩ sao?
- Việc lobby để móc ngoặc vụ lợi vấn đề gì đó thì không nói làm gì, còn như lobby theo hướng tìm hiểu để bảo vệ một việc gì đó chính đáng thì là chuyện bình thường. Vấn đề quan trọng là lobby để đạt mục đích gì, nếu như lobby để làm rõ sự việc ra thì có gì đâu.
Liên quan đến việc góp ý vào dự thảo Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia, người ta có nói tôi tham gia vào một số sinh hoạt của hiệp hội rượu, bia. Đó là chuyện hết sức bình thường, tôi nói tiếng nói của mình ở đó và phải chịu trách nhiệm về ý kiến đó.
Tôi cho rằng, lobby không có gì là xấu, ở các nước có luật về lobby, chúng ta chưa có nên nhiều người nghĩ đó là cái gì đó xấu. Việc anh tiếp cận với một đối tượng nào đó, như doanh nghiệp cũng là một bộ phận của kinh tế quốc dân, doanh nghiệp cũng là nhân dân, vấn đề anh đưa ra ý kiến thế nào cho đúng. Nếu đặt vấn đề có bảo vệ ngành sản xuất rượu, bia Việt Nam không, phải bảo vệ chứ, bảo vệ bằng cách để phát triển lành mạnh, trong tầm kiểm soát, trong luật pháp. Còn vấn đề sản lượng tiêu thụ là chuyện khác, nó do thị trường điều chỉnh, doanh nghiệp sản xuất rượu, bia muốn bán nhiều cũng không được nếu thị trường không có nhu cầu.
Nên nhớ nếu chúng ta không bảo vệ rượu, bia Việt Nam thì sẽ là chỗ đứng cho rượu, bia nước ngoài, chỗ đứng cho rượu, bia lậu, chỗ đứng cho các loại rượu chất lượng thấp ngoài tầm kiểm soát.
Về dự thảo Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia ông là đại biểu hay phát biểu mang tính phản biện mạnh, tại sao thưa ông?
- Tôi chỉ không tán thành cách tiếp cận, việc có luật là cần thiết vì tình hình xã hội có những bức xúc liên quan đến việc uống rượu, bia. Nhưng nhiều vấn đề trong dự luật đã có luật khác điều chỉnh, như Luật quảng cáo, Luật giao thông đường bộ... vấn đề có làm nghiêm chỉnh không, có chế tài mạnh để xử lý vi phạm không.
Tôi cho rằng Luật này đi vào nội dung chi tiết thấy làm giảm đi những chế tài. Tại sao phải tiếp cận ở góc độ độc hại, có người nói phải chăng để có quỹ, giống như quỹ phòng, chống độc hại của thuốc lá. Tôi thấy rất vô lý khi đưa ra thông điệp uống rượu, bia là độc hại. Uống rượu bia thế nào, loại nào mới độc hại chứ.
Tôi cho rằng cách đặt vấn đề như vậy dường như để che khuất điều quan trọng nhất, đó là trách nhiệm về năng lực quản lý yếu kém. Tôi cho rằng cách tiếp cận đúng nhất phải là luật kiểm soát rượu, bia, kiểm soát từ khâu sản xuất, khâu phân phối tiêu thụ, mỗi người phải tự kiểm soát mình. Nếu chỉ nhìn ở phần ngọn, nghĩa là chỉ thấy những tai họa diễn ra mà không thấy nguồn gốc rằng người ta uống rượu ở đâu, lúc nào, uống loại rượu nào, đó mới là điều đó quan trọng hơn.
Ông có nói lobby không xấu nhưng khi chúng ta chưa có luật nhiều người nghĩ rằng đó là chuyện xấu?
Lobby là vận động hành lang, là chuyện người ta đưa ra thông tin để thuyết phục người này, người kia, sự thuyết phục nhau là cần thiết. Quốc hội thực chất cũng là nơi thuyết phục lẫn nhau, khi mỗi người ở góc nhìn của mình, nhận thức của mình để phát biểu ý kiến thuyết phục người khác tạo sự đồng thuận chung.
- Ở nước ta không có luật về lobby nên đằng sau câu chuyện này có thể có nhiều tiêu cực diễn ra. Sử dụng ngôn từ phải hết sức chuẩn xác, lobby không phải là cái gì xấu.
Là người phát biểu phản biện mạnh mẽ khi góp ý vào dự thảo Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia, ông nhận sự phản ứng thế nào từ dư luận?
- Tôi nói theo nguyên tắc của mình, còn dư luận xã hội thì vô cùng, có thể rất nhiều người chia sẻ. Khi phát biểu trước Quốc hội, tôi có chất vấn tại sao trên bìa của tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam lại đề khẩu hiệu uống rượu bia là độc hại, đây là cách đề cập rất phi văn hóa. Trong khi khuyến nghị của Liên Hợp quốc đối với rượu, bia là phải quan tâm đến thể trạng từng người, phong tục tập quán của từng quốc gia. Dự thảo luật đi ngược lại hết để nhằm giải thích chuyện tất cả tiêu cực xã hội là do rượu, bia mà quên chính con người quản lý mới là quan trọng, trách nhiệm của nhà nước của các bộ, ngành và đương nhiên mỗi người cũng chịu trách nhiệm về bản thân mình.
Có ý kiến phản ánh đại biểu được doanh nghiệp sản xuất rượu, bia mời đi nước ngoài tham quan khi về có những phát biểu bảo vệ ngành này, ông nghĩ sao?
- Tôi chưa bao giờ được doanh nghiệp sản xuất rượu, bia mời đi nước ngoài. Tôi chỉ có đi một chuyến khi đang xây dựng thương hiệu bia rượu và đi với một doanh nghiệp nhưng việc đó rất lâu rồi. Còn như đặt vấn đề có chuyện đó thì phải điều tra xem khi về người đó đã phát biểu thế nào, có nhận lợi ích gì không.
Xin cảm ơn ông (!)
Vì sao không đưa quy định "đã uống rượu bia thì không lái xe" vào luật?
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã có lý giải nhanh vì sao 2 lần biểu quyết nhưng các đại biểu Quốc hội ... |
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia
Dù còn nhiều ý kiến trái chiều về Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua dự luật ... |
Dự thảo luật về rượu, bia thay đổi thế nào sau các lần sửa
Một số giải pháp ở các bản dự thảo trước của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia bị bỏ hoặc giảm nhẹ trong ... |
Những con số khiến 'dân nhậu' giật mình khi lạm dụng rượu bia
Trong một năm, mỗi nam giới ở Việt Nam tiêu thụ khoảng 27,4 lít cồn. Rượu bia là nguyên nhân gây ra 7 loại ung ... |
Ngày đăng: 15:13 | 11/06/2019
/