Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran mà ông được thừa hưởng sẽ làm tăng nguy cơ đối với thỏa thuận mà ông muốn đạt được với Triều Tiên - theo nhận định của đài CNN.
Nhiều chuyên gia cho rằng việc ông Trump tái áp đặt các lệnh trừng phạt lên Iran (bất chấp nước này được công nhận là tuân thủ thỏa thuận hạt nhân) sẽ khiến Triều Tiên thận trọng khi đàm phán với Mỹ.
Các cố vấn của ông Trump hôm 8-5 nhấn mạnh quyết định rời khỏi thỏa thuận với Iran chỉ cho thấy tổng thống Mỹ sẽ thẳng tay với Triều Tiên hơn và sẵn sàng rời bàn đàm phán nếu không đạt được kết quả tốt. "Tôi nghĩ thông điệp cho Triều Tiên lúc này là tổng thống muốn có một thỏa thuận thực sự" - cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton khẳng định.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tới Trung Quốc để gặp Chủ tịch Tập Cận Bình lần thứ hai trong vòng 2 tháng qua Ảnh: REUTERS
Dù vậy, tước bỏ vũ khí hạt nhân của Triều Tiên thử thách hơn nhiều so với thuyết phục Iran giảm bớt chương trình hạt nhân. Kho hạt nhân của Triều Tiên lớn và tiến bộ hơn Iran. Ngoài ra, trong khi Bình Nhưỡng công khai nói về các đầu đạn hạt nhân thì Tehran chỉ thừa nhận các cơ sở hạt nhân của mình phục vụ mục đích dân sự. "Người viết quyển "Nghệ thuật đàm phán" (ông Trump) chê thỏa thuận Iran là tồi tệ nhất lịch sử. Giờ đây, ông ấy muốn chứng tỏ mình có thể làm tốt hơn, với một trường hợp khó hơn nhiều" - chuyên gia Robert S. Litwak nói với báo New York Times.
Cùng với thông báo rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, Tổng thống Trump hôm 8-5 cho biết thêm tân Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đến Triều Tiên, nhiều khả năng để chốt lại thời gian và địa điểm cho cuộc gặp sắp tới giữa ông Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Chuyến đi của ông Pompeo diễn ra ngay sau khi ông Kim Jong-un bất ngờ thăm Trung Quốc lần thứ hai trong vòng 2 tháng. Truyền thông Bắc Kinh cho hay trong cuộc gặp ngày 8-5, Chủ tịch Tập Cận Bình và ông Kim bày tỏ hy vọng các bên liên quan sẽ đưa ra các giải pháp "theo từng giai đoạn" và "đồng bộ" để giải quyết vấn đề phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.
Giới phân tích Mỹ cho rằng chuyến đi trên chứng tỏ vai trò quan trọng của Trung Quốc. Họ khẳng định Trung Quốc có thể đứng bên lề trong các cuộc đàm phán song phương Hàn - Triều hoặc Mỹ - Triều nhưng Bắc Kinh chắc chắn có mặt trong bất kỳ cuộc thương lượng nào nhằm phi hạt nhân hóa Triều Tiên.
Vụ hạt nhân Iran: Mỹ "tự bắn vào chân"
Giới lãnh đạo Iran khẳng định sẽ không còn ai tin nước Mỹ hoặc chỉ có người ngây thơ mới đi thương thảo với Washington ... |
Kẻ thắng, người thua sau khi Mỹ xé bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran
Mặc dù thực hiện hứa hẹn của mình về việc rút khỏi thỏa thuận Iran, ông Trump vẫn bị đánh giá đã “thua đậm”. Câu ... |
Nhà Trắng khẳng định ông Trump muốn có ‘thỏa thuận thực sự’ với Triều Tiên
Thông điệp được gửi kèm lệnh rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran cho biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn có một thỏa thuận ... |
Lục San
Ngày đăng: 09:02 | 10/05/2018
/ http://nld.com.vn