Ông đặt tờ giấy lên bàn, lấy chén chặn lại. Rồi ông lên giường đắp chăn ngang ngực và lấy súng kê vào tai. Đúng lúc đấy, Bình bật cửa xô vào. Nhìn thấy ông như vậy, Bình rú lên rồi lao đến giằng khẩu súng ra. Sau khi giằng được khẩu súng, Bình vội vàng tháo đạn vứt ra và ôm lấy ông khóc nức nở.
Đặc biệt nguy hiểm (Kỳ 28)
“Hôm Bình được cầm giấy ra tù, ông Can vui lắm. Ông tổ chức một bữa cơm khá thịnh soạn ở ngay tại nhà, mời ... |
Đặc biệt nguy hiểm (Kỳ 27)
Ông Sâm bảo: Chú Bình này. Tôi có nghe thằng Trương nói về chuyện nó định hợp tác làm ăn với chú. Thì nếu mà ... |
Ông ngừng một lát, thở dốc rồi nói:
- Ngày trước bố lo là bố chết không có người hương khói nhưng bây giờ có con thì bố chả lo gì nữa. Bố nằm điều trị ở đây có các bác sĩ, y tá chăm sóc tốt lắm, nhưng bố không muốn ở thêm ngày nào nữa. Mày nói với bác sĩ cho bố về. Bố muốn chết ở nhà, còn có bạn bè, anh em ở trại. Mười mấy năm nay, bố đã coi trại giam như nhà của mình và những đồng chí cùng làm việc với bố như anh em ruột thịt.
Bình nghẹn lời không nói được câu nào. Vừa lúc đó, bác sĩ trưởng và bác sĩ trực buồng vào.
Ông bác sĩ trưởng nói:
- Hôm nay trông thần sắc anh Can khá hơn rồi đấy. Anh cứ yên tâm ở đây điều trị, ngày mai chúng tôi sẽ mời các giáo sư của Bệnh viện Việt - Đức và Bạch Mai đến hội chẩn cho anh. Tất nhiên bệnh này của anh phải điều trị lâu dài.
Bình nói luôn:
- Thưa bác sĩ, cháu đang định đưa bố cháu sang Trung Quốc hoặc Singapore chữa bệnh. Bố cháu như thế này, cháu sợ lắm.
Bác sĩ trưởng nói:
- Việc này thì tùy gia đình thôi nhưng nói thật nhé, bố cháu nhiễm chất độc da cam rất nặng cho nên có đi đâu chữa thì cũng thế thôi. Mà chắc gì họ đã có kinh nghiệm hơn mình, còn nếu gia đình quyết định đưa bác đi Singapore thì bệnh viện sẽ tạo mọi điều kiện.
Thấy ông Can nằm thiêm thiếp, bác sĩ trưởng nháy mắt ra hiệu cho Bình đi ra ngoài. Rồi ông nói khẽ với Bình:
- Không hy vọng gì đâu cháu ạ, bệnh của bố cháu bây giờ cái sống cái chết chỉ còn tính bằng ngày thôi. Theo chú, đừng đưa ông đi, vừa tốn kém tiền bạc vừa chẳng giải quyết được gì.
Ông Can he hé mắt và nhìn thấy bác sĩ trưởng đang nói chuyện với Bình. Ông bật cười và bảo:
- Tại sao hai người phải nói giấu tôi? Cứ vào đây nói cho đàng hoàng xem nào. Bệnh tình của tôi đến đâu, mệnh tôi đến lúc nào là hết, tự tôi khác biết.
Bác sĩ trưởng vào nói chống chế:
- Không. Em đang bàn với cháu mua loại thuốc mới cho anh.
Ông Can lắc đầu:
- Không phải mua thuốc gì mới đâu, tôi đề nghị thế này, hôm nay các anh cho tôi ra viện.
Bác sĩ trực buồng đi cùng thốt lên:
- Không được đâu, anh cứ ở đây. Có gì còn có chúng em.
Ông Can gượng ngồi dậy, Bình vội vàng đỡ ông. Ông nói như ra lệnh:
- Tôi đề nghị bác sĩ cho tôi về nhà, tôi không muốn ở thêm bệnh viện giờ nào nữa. Bình đi lấy cho bố mảnh giấy, bố viết đơn xin ra viện.
Bác sĩ trưởng nói:
- Anh ạ, chúng em hiểu nỗi lòng của anh nhưng anh cứ ở đây. Bệnh viện chúng em sẽ hết lòng chạy chữa cho anh. Còn nếu như không còn hy vọng gì, lúc ấy đưa về nhà cũng không muộn.
Bình thừ người ra một lúc rồi nói:
- Thôi, cháu xin các bác chiều bố cháu.
Chiều hôm đấy, ông Can được đưa về nhà trên chiếc xe cứu thương của Bệnh viện 198. Khi ông về thì đã thấy cán bộ của trại giam đứng đón tại nhà và có cả một số gia đình phạm nhân ở quanh đấy. Mọi người đỡ ông Can vào.
Ông Can mỉm cười bảo Bình:
- Con thấy chưa? Về nhà ấm áp hơn ở bệnh viện nhiều.
Một số gia đình phạm nhân tự động chia nhau đi dọn dẹp nhà cửa, quét vườn tược. Một chị mang theo đứa con nhỏ nói với Bình:
- Em ngày xưa nhờ được bác dạy dỗ mà bây giờ nên người. Bây giờ bác như thế này, anh hãy cho vợ chồng chúng em ở đây chăm sóc bác để báo hiếu.
Trước tấm lòng của các phạm nhân và cán bộ, Bình không nỡ từ chối. Từ hôm đấy các cán bộ trại giam chia nhau đến ngủ tại nhà. Họ nói chuyện để cho ông vui.
Buổi tối, Bình trải một manh chiếu, nằm ngay dưới chân giường của ông. Nhưng rồi Bình cũng không ngủ được. Anh kê ghế ngồi bên đầu giường. Thi thoảng ông Can lại hé mắt nhìn và giục:
- Con, đi ngủ đi. Bố không sao đâu.
Rồi một buổi sáng, bỗng ông giục Bình:
- Mày không xuống cửa hàng trông coi xem thợ thuyền làm ăn như thế nào. Cứ quanh quẩn quanh bố thế này. Đàn ông gì mà tính nết cứ như đàn bà.
Bình trả lời:
- Cửa hàng đã có mọi người lo rồi. Bố cứ yên tâm.
Ông Can giục Bình:
- Mày cứ ở bên bố thế này không được. Lát nữa bảo đứa khác lên trông rồi mày cũng phải nghỉ ngơi đi. Mấy đêm rồi mày có ngủ tí nào đâu.
Ông xua tay giục Bình đi, rồi ông bảo:
- Mày lấy cho bố tờ giấy trắng với cái bút ra đây.
Bình hỏi bố:
- Bố định viết gì?
Ông Can nói:
- Mày cứ kệ bố. Có mấy việc bố muốn dặn lại anh em trong trại.
Chiều ý ông Can, Bình đi lấy mấy tờ giấy trắng và cây bút bi.
Ông xua tay bảo Bình:
- Con đi ra ngoài để cho bố viết.
Bình vừa đi ra, thì ông chợt gọi giật lại:
- Này Bình, chùm khóa tủ của bố đâu?
Bình lấy trong ngăn kéo chùm chìa khóa tủ rồi đưa cho ông và khép cửa lại. Nhưng vừa đi ra ngoài, anh đứng lại suy nghĩ, không biết ông lấy chùm chìa khóa tủ làm gì. Và anh không dám đi nữa mà ngồi bệt ở ngoài cửa im lặng. Ông Can ở trong phòng gượng dậy, lần giường đi ra tủ rồi mở tủ ra lấy khẩu súng ngắn ở trong chiếc hộp nhỏ. Ông lại ngồi vào bàn và viết những dòng chữ run rẩy:
Gửi các đồng chí trong Ban giám thị cùng con Bình yêu thương.
Thưa các anh, tôi thấy bệnh tình của mình quá nặng và có sống thêm ngày nào thì chỉ làm khổ cho mọi người.
Việc tôi tự tìm đến cái chết không liên quan đến bất cứ ai. Mong các đồng chí tha lỗi cho tôi.
Bình phải cố gắng làm ăn cho tốt và dành dụm để giúp đỡ các bác, các chú ở trong trại. Di chúc bố đã gửi bác Cung.
Ký tên
Nguyễn Văn Can
Ông đặt tờ giấy lên bàn, lấy chén chặn lại. Rồi ông lên giường đắp chăn ngang ngực và lấy súng kê vào tai. Đúng lúc đấy, Bình bật cửa xô vào. Nhìn thấy ông như vậy, Bình rú lên rồi lao đến giằng khẩu súng ra. Sau khi giằng được khẩu súng, Bình vội vàng tháo đạn vứt ra và ôm lấy ông khóc nức nở. Ông xoa đầu Bình rồi bảo:
- Cái thằng này, làm hỏng việc lớn của bố. Bố đã nói rồi, mày phải để cho bố ra đi như một người lính, không chịu đầu hàng kẻ địch.
Nhưng rồi cũng từ đấy, ông Can không tỉnh lại nữa. Hai ngày hôm sau ông mất. Lúc ông ra đi, có Bình cùng một số cán bộ ở trại bên cạnh. Ở bên ngoài, các gia đình phạm nhân chờ đợi. Khi thượng tá giám thị trại từ trong phòng bước ra thông báo:
- Bác Can đã đi rồi.
Cả căn nhà òa lên tiếng kêu khóc của các phạm nhân”.
***
Một chiều đang ngồi ăn cơm ở nhà, bỗng Linh nói với Bình:
- Anh ạ, em có một đứa em họ nó học tài chính kế toán ra, nhà nó căng quá anh xem có việc gì ở đây giúp cho nó được không?
Bình nghĩ một lát rồi bảo:
- Nếu là em họ em thì thiếu gì việc. Được rồi cứ bảo nó đến đây, anh sẽ giao cho phòng tổ chức nhân sự kiểm tra trình độ rồi sắp xếp việc. Tới đây anh cũng sẽ mở thêm một công ty con chuyên làm về xử lý rác thải thì sẽ cho nó về đấy làm.
Linh xị mặt:
- Anh đưa nó về công ty xử lý rác thải thì nói làm gì. Em biết con bé này giỏi lắm, trình độ ngoại ngữ của nó cũng rất siêu nên anh cho nó thay cái con Chung kia đi.
Bình tròn mắt và bảo:
- Em nói hay nhỉ, cái Chung nó làm với anh mấy năm rồi, nó là đứa làm ăn rất là chắc chắn. Chưa bao giờ anh phải lo chuyện tiền nong với nó đâu.
Linh đặt mạnh bát cơm xuống bàn nói:
- Anh nói với em bằng cái giọng đấy à? Nó là kế toán của anh hay nó là người tình của anh? Mà tại sao anh bảo vệ nó ghê thế?
Bình ngạc nhiên:
- Hôm nay em làm sao thế? Tại sao em muốn xin việc cho em họ em mà em lại bắt anh đuổi nhân viên của anh đi? Còn em nói là người tình là thế nào? Tự nhiên sao lại ăn nói hồ đồ như vậy? Nếu anh mà phải lòng cô ta thì anh đã chẳng lấy em rồi.
Linh cười khẩy và nói:
- Bây giờ tôi biết mặt các người rồi. Thảo nào mấy lần tôi đến công ty hỏi mấy việc linh tinh mà nó cứ bảo vệ anh chằm chặp. Cơ quan nào thủ trưởng với kế toán chả là một.
Bình nhăn mặt khó chịu:
- Em chẳng hiểu biết gì cả, toàn nói linh tinh. Nếu là cơ quan nhà nước thì giữa kế toán với giám đốc và thủ quỹ có móc nối với nhau để ăn cắp tiền của nhà nước thì chuyện đấy có thể xảy ra. Nhưng đây anh là công ty tư nhân, tiền là tiền của anh, anh muốn tiêu bao nhiêu thì anh tiêu, anh muốn lấy bao nhiêu thì anh lấy chứ việc gì anh phải móc nối với kế toán.
Linh nói mát mẻ:
- Thôi anh không phải nói nữa, qua cách nói chuyện thì tôi biết, con đấy nó có tình cảm đặc biệt với anh. Thế còn nếu anh thấy rằng anh cần phải bảo vệ, che chở cho nó thì anh hãy nói với tôi một câu.
Bình nói vẻ khó chịu:
- Em ạ, em bây giờ là bà chủ. Em cư xử như thế nào phải để cho nhân viên nhìn vào người ta kính trọng em. Anh thấy gần đây em có nhiều biểu hiện khác lạ lắm.
Linh quắc mắt:
- Anh bảo tôi khác lạ cái gì? Khác làm sao hay cái con ranh kế toán kia nó nhồi vào đầu anh cái gì rồi để giờ anh giở mặt với tôi?
Thấy vợ nổi nóng, Bình vội vàng dàn hòa:
- Thôi thôi em, làm sao mà cứ hơi tý lại nổi khùng lên thế! Sắp sinh đến nơi rồi, phải giữ gìn cho con nó khỏe mạnh chứ.
Linh nói bất cần:
- Tôi nói thật với anh nhé, tôi không phải là con chim cảnh để anh nhốt trong lồng rồi anh cho ăn, bắt nó hót thế nào cũng phải nghe. Còn tùy anh thôi, nếu như anh thấy rằng anh cần nó hơn tôi thì cũng chẳng có điều gì để nói nữa. Còn tôi cũng nói cho anh biết, con tôi, tôi nuôi.
Bình hoảng sợ:
- Thôi, thôi em! Em đừng có nói như thế! Được rồi, hôm nào em đưa em họ của em đến đây. Còn nếu thực sự nó làm kế toán giỏi thì anh cho nó thay cái Chung cũng được để cái Chung nó làm việc khác.
Lúc đấy Linh tươi nét mặt và nói:
- Đấy, anh cứ toàn thích gây sự, giá như lúc đầu anh cũng nói như thế luôn đi thì có phải vợ chồng êm ấm hơn bao nhiêu không. Em đâu có muốn khó dễ làm gì, chỉ có điều là như thế này. Nó là em họ em, thì cũng là em anh, cho nên nó sẽ biết cách giữ tiền cho anh. Còn cái con Chung, nó cha căng chú kiết ở đâu ấy, ai mà biết được nó làm cái trò gì. Anh thì thật thà tin người quá mức.Đàn bà như anh, có mà chửa hoang cả trăm lần. Có khi sau đợt này anh nên đi học một lớp tài chính kinh doanh. Chứ em thấy anh làm ăn tùy hứng lắm. Mọi người đều khen anh là người thông minh, có ý chí biết nắm thời cơ. Nhưng mà làm kinh tế như thế vẫn chưa ổn đâu.
Sáng hôm sau, Bình đến công ty, anh nhìn thấy Chung và trong lòng thấy buồn vô hạn, Chung là người tinh ý nên nhận ra ngay sắc mặt bất bình thường trên khuôn mặt của Bình. Chung mang nước mời anh rồi bảo:
- Có chuyện gì mà sắc mặt anh lạ thế?
Bình lúng túng nói:
- Không! Không có chuyện gì đâu! Anh mệt!
Chung bảo:
- Anh nói đi, đừng giấu em!
Bình lắc đầu và nói:
- Không! Không có chuyện gì.
Chung ngồi xuống nhìn Bình một lúc rồi nói:
- Nhìn sắc mặt của anh thì chỉ có ba việc xảy ra.
Bình hỏi:
- Theo em thì ba việc là việc gì?
Chung:
- Việc thứ nhất, là có một vụ làm ăn nào đó đổ bể anh bị mất tiền mất của nhưng điều này chắc chắn là không có. Bởi nếu có vụ nào làm ăn không tốt thì em đã biết. Việc thứ hai là, vợ chồng cãi nhau, có điều gì đó chị không bằng lòng với anh và sinh sự, hoặc là anh sinh sự với chị ấy hoặc là chị ấy sinh sự với anh. Nhưng mà chắc chắn là vợ chồng cãi nhau. Và việc thứ ba là, chị ấy đưa ra một yêu sách nào đó mà khiến anh khó xử.
Bình nhìn Chung bằng con mắt cảm phục rồi thốt lên:
- Em quả là một người quá thông minh, làm sao mà em biết đến tận gan ruột anh như thế?
Chung cười rồi nói:
- Nào em đã nói đúng rồi thì bây giờ nói đi, sao bà chị đưa yêu sách gì vậy?
Bình lại hỏi:
- Thế theo em cô ấy đưa yêu sách gì?
Chung nghĩ một lát rồi nói:
- Với phụ nữ mà họ yêu sách với chồng là đại gia như anh thì nhiều lắm. Sắm đồ hàng hiệu, mua kim cương vòng vàng, sắm ôtô sang, mua biệt thự nơi này, nơi khác rồi đòi đi du lịch. Ôi với người đàn bà khi họ biết chồng mình có tiền thì họ đòi không bao giờ thỏa mãn được. Nhưng chị ấy đang có chửa như thế thì nhu cầu đi chơi chắc không có rồi, mua sắm lớn thì cũng không phải bởi vì bây giờ chị ấy cũng không thiếu gì. Hơn nữa chị ấy không phải là người thành thị nên gu mua sắm hàng hóa, đồ trang sức thì vẫn còn ở mức vùng sâu vùng xa. Có lẽ chị ấy muốn sau khi chị ấy sinh con ra thì chị ấy muốn nắm giữ một vị trí chủ chốt ở công ty này, hoặc là chị ấy có yêu sách muốn quản lý tiền nong của anh.
Nghe nói thế Bình thở dài rồi bảo:
- Em nói đúng thật, cô ấy đang muốn nắm hết tiền nong của công ty.
Chung vỗ tay nhè nhẹ rồi cười và bảo:
- Thấy chưa, em là đàn bà con gái. Em biết tâm địa đàn bà lắm. Sao thế bà chị muốn thế nào? Muốn nắm được tiền thì bà chị phải đưa người về thay kế toán trưởng chứ gì?
Bình khẽ gật đầu.
Chung nói:
- Em biết chuyện này rồi thế nào cũng xảy ra từ sau khi mấy lần chị ấy đến đòi kiểm tra sổ sách, kể cả thu nhập của anh em không cho. Nhưng thôi, bây giờ thế này, em sẽ biết cách xử lý, mà điều này không phải hôm nay anh nói em mới nghĩ ra. Trước hết anh phải để việc nhà trong ấm ngoài êm. Chị ấy sắp đẻ rồi, phải bảo vệ lấy cái đứa con. Đừng làm cho chị ấy nổi giận, không khéo anh mất con đấy. Mà đàn bà em đã gặp rất nhiều người khi chưa có con họ rất tử tế với chồng. Nhưng khi có con vào rồi thì lại hay giở mặt. Bởi họ biết đàn ông có kiểu thương con khác xa với phụ nữ. Đàn ông ít khi bỏ vợ bỏ con, nhưng đàn bà khi phải lòng giai thì họ sẵn sàng ngay.
Bình nhăn mặt và nói:
- Em chưa có gia đình sao em lại nói ghê thế?
Chung cười và bảo:
- Thì anh cứ chịu khó đọc báo, suy nghĩ thì biết ngay thôi mà, có gì đâu. Thôi em nói lại cách giải quyết. Chị ấy muốn đưa ai về đây làm kế toán trưởng thì cũng được, nhưng anh nói với chị ấy là như thế này: Muốn thay vị trí kế toán trưởng thì để cho em chuẩn bị hết sổ sách bàn giao. Và việc của công ty này muốn bàn giao được xong thì phải một tháng nữa mới bàn giao được. Mà tốt nhất là mời kiểm toán vào, họ kiểm toán xong rồi em bàn giao. Làm thế để cho anh thoải mái, chị đấy cũng thoải mái và đứa nào về thay em nó làm cũng có căn cứ. Việc thứ hai, là em sẽ không làm kế toán trưởng nữa thì anh cho em làm kế toán ở một công ty con nào đấy, hoặc là em làm hành chính sự vụ cũng được.
Bình suy nghĩ hồi lâu rồi bảo:
- Thôi, em đã nói như thế thì em biết hết rồi. Thú thực là để em đi chỗ khác anh không đành bởi anh rất tin em. Nhưng bây giờ việc nhà như vậy, thôi thì em đành hy sinh. Anh đưa em về làm phó giám đốc của công ty môi trường
Chung nói:
- Được, anh đưa em về làm gì cũng được, nhưng nhớ là sau một tháng nữa thì mới được bàn giao.
Bình gật đầu.
***
Chiều hôm đấy trong bữa cơm Linh lại hỏi.
- Thế cái việc hôm qua em nói với anh thế nào rồi?
Bình nói vẻ thoải mái:
- Anh đồng ý rồi, anh sẽ thay cái Chung. Em bảo cô em họ em hôm nào nó đến đây. Còn tài sản công ty rất lớn cho nên anh sẽ mời kiểm toán vào kiểm toán xong thì bàn giao luôn. Như thế thì mọi thứ sổ sách giấy tờ minh bạch.
(Xem tiếp kỳ sau)
Đặc biệt nguy hiểm (Kỳ 31)
Ông Sâm đang tưới cây ở trong vườn thì có hai người vào đó là Phó giám đốc Công an tỉnh Đại tá Hường và ... |
Đặc biệt nguy hiểm (Kỳ 30)
Trong lúc Bình vẫn còn đang vô tư lo việc làm ăn mà không nghĩ tới các băng nhóm tội phạm bên ngoài cùng với ... |
Ngày đăng: 06:00 | 02/05/2018
Nguyễn Như Phong / Tiểu thuyết Đặc biệt nguy hiểm - NXB Công an nhân dân