Không cần phải là Trạng Trình hay nhà tiên tri Vanga, ngay từ hôm nay, chúng ta đã nhìn thấy trong tương lai gần những lời kêu cứu, những chiến dịch giải cứu thịt heo, vải quả... như đã từng xảy ra năm ngoái, năm kia, năm trước nữa.
Giá heo tại “thủ phủ” Đồng Nai đã lên mốc 46-47 nghìn đồng/kg; tại Hóc Môn, Củ Chi - TPHCM và nhiều tỉnh ĐBSCL đã lên tới 50 nghìn/kg. Cá biệt, một số tỉnh phía Bắc, giá lợn đã đạt 52.000 đồng/kg. Và xin nói rõ, đây là giá heo hơi, giá lợn hơi.
Để mô tả mức độ leo giá kinh hoàng, phải kê ra đây 3 chi tiết: Có những ngày, heo hơi tăng đến 2-3 giá, tức là tăng từ 2-3 nghìn mỗi kg. Giá heo hiện tăng tới 20 nghìn đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái và tại thị trường chính Trung Quốc, giá chỉ khoảng 35-36 nghìn/kg.
Và thứ “nghịch lý mà không phải nghịch lý” đã xuất hiện: Giá càng cao dân càng không muốn bán trong khi tích cực tăng đàn bất chấp nguy cơ heo ế.
Quá choáng! Không phải ở CPI tháng 5 đạt kỷ lục 6 năm trong đó giá thực phẩm góp phần không nhỏ, mà choáng ở cơn sốt ế, ở những lời kêu cứu sắp tới khi ngay cả những vị chủ tịch hiệp hội cũng không thể giải thích, không thể cắt nghĩa cơn sốt bất bình thường này.
Không chỉ heo, năm nay, do thương nhân Trung Quốc không thu mua, khiến cho vải quả, dẫu đang thời điểm đầu mùa, đã ế ngay cả khi chưa kịp chín. Khảo sát của một tờ báo cho biết: Tại thị trường “đắt đỏ” như Hà Nội, giá vải quả đầu mùa chỉ 25-30 nghìn/kg, tức là chưa bằng một nửa so với năm ngoái. Còn tại vùng vải, giá chỉ 10-15 nghìn/kg.
Điều gì sẽ xảy ra vào tháng tới, khi 55-60 nghìn tấn vải Hải Dương, 150-180 nghìn tấn vải Bắc Giang vào chính vụ?
Không có gì khó đoán cả.
Hôm qua (30.5), Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Dương cho rằng, giá heo tăng thời gian qua là do mất cân đối cung - cầu tại thời điểm “giáp mối” giữa lúc nguồn cung dư với nguồn cung thiếu hụt.
Và ông khuyến cáo: “Nếu tăng nữa, trước mắt heo từ các nước lân cận, đặc biệt là Trung Quốc sẽ tràn sang. Thứ hai, người chăn nuôi sẽ ào ạt tăng đàn và lại rơi vào tình trạng khủng hoảng thừa trong thời gian tới”.
Cảnh báo như vậy cũng kể như là có trách nhiệm. Chỉ có điều đó chỉ là một mặt của vấn đề nông lâm sản. Vấn đề là chúng ta quá phụ thuộc vào một thị trường khiến tình trạng bấp bênh, rủi ro xảy ra ngay với những nông sản cơ bản nhất.
Bài học dưa hấu, bài học vải quả, bài học thịt heo năm nào cũng diễn ra, để rồi chỉ thấy những lời kêu gọi giải cứu, để rồi lại nghe chuyện mở rộng thị trường, cũng lặp hết năm này qua năm khác.
Nông sản Đà Lạt thua trắng trên sân nhà
Các mặt hàng nông sản Đà Lạt đang rớt giá thê thảm vì hàng Trung Quốc lấn lướt. Thua lỗ, nợ nần chồng chất, nhiều ... |
Giải cứu 17 tấn sầu riêng: Lòng trắc ẩn bị lợi dụng?
Đứng dưới trời nắng 38 độ để mua 2 thùng sầu riêng, chị Hương mang về chia cho người thân nhưng khi bổ ra thì ... |
Báo động đỏ tình trạng giải cứu nông sản
Các cuộc giải cứu nông sản năm nào cũng tái diễn, như giải cứu heo đến dưa hấu, hành tím, mía đường, khoai lang, chuối, ... |
Ngày đăng: 14:52 | 31/05/2018
/ Lao động