Việc Đà Nẵng muốn lấy lại sân vận động Chi Lăng không thể thương lượng bằng con đường hành chính, dân sự.

Phải tuân theo quyết định thi hành án

Tại kỳ họp thứ 7 HĐND TP.Đà Nẵng khóa 9, ngày 12/7, ông Huỳnh Đức Thơ - Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng cho biết sân vận động (SVĐ) Chi Lăng đang trong quá trình thi hành án với 14 lô đất “thành 14 mảnh vỡ”.

“Chúng tôi đã báo cáo Thành ủy và HĐND, TP.Đà Nẵng sẽ kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ, tòa án và các cơ quan liên quan để xin thương lượng và lấy lại sân vận động phục vụ nhu cầu phát triển văn hóa xã hội, phát triển địa phương”, ông Thơ khẳng định.

Theo phát biểu của ông Thơ, TP.Đà Nẵng không ủng hộ và không thể nào làm được khi 14 lô đất chia ra, trở thành 14 dự án, khu vực chia cắt tổng thể sân vận động Chi Lăng.

Trao đổi với Đất Việt, Luật sư Phạm Công Hùng - nguyên Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cho biết: "Nếu Đà Nẵng muốn lấy lại thì phải tham gia quá trình cơ quan thi hành án thi hành bản án như bình thường.

Tức là nếu có muốn mua hay lấy lại đều phải đi theo trình tự tố tụng của giai đoạn thi hành án.

da nang thuong luong lay lai svd chi lang cach nao

Cận cảnh sân vận động Chi Lăng

Ở đây, Sân vận động Chi Lăng đã được bán cho Tập đoàn Thiên Thanh của đại gia Phạm Công Danh. Họ cũng đã thế chấp, nên phải qua bản án xét xử tài sản thế chấp.

Điều đáng nói tài sản thế chấp là một khoản bảo đảm để trả một khoản nợ nào đó, nếu muốn lấy lại thì đi sang cơ quan thi hành án tham gia đấu giá.

Phải giống như các chủ thể khác muốn mua lại tài sản đó thì phải liên hệ cơ quan thi hành án, trình tự thi hành, nếu đấu giá thì tham gia đấu giá.

Vì tài sản đó không còn đơn thuần thuộc sở hữu của ông Phạm Công Danh mà là tài sản để bảo đảm một khoản nợ được tuyên trong một bản án pháp luật, thì phải tuân theo trình tự thi hành án".

Bên cạnh đó, theo ông Hùng nếu có trường hợp mua bán sai ngay từ đầu trong hợp đồng giữa Đà Nẵng và Tập đoàn Thiên Thanh thì cũng không có tác động gì. Bởi vì, hợp đồng đã sang tên, bản án đã tuyên có hiệu lực pháp luật thì không thể thu hồi.

Nếu hợp đồng mua bán sai mà bản án đã tuyên xử về nội dung không đúng thì cần trình lên người có thẩm quyền như Giám đốc đơn vị thi hành án hủy bán án đã tuyên, thì mới nói được đến giai đoạn sai từ trước.

"Đà Nẵng nên chuẩn bị một khoản tiền để mua lại, vì trước đây đã bán thu vào ngân sách địa phương thì giờ phải bỏ ra để mua lại", ông Hùng nhận định.

Nhắc lại về trường hợp của Đà Nẵng, ông Hùng cho rằng, không thể thương lượng bằng con đường hành chính, dân sự, chỉ có cách tham gia trong giai đoạn thi hành án, tham gia đấu giá, tham gia các trình tự thi hành án bằng hình thức phát mãi, đấu giá...

Tham gia đấu giá bình thường

Cũng đưa ra quan điểm về vấn đề này, Luật sư Trần Thu Nam - Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, sân vận động là một trong những tài sản bị thu giữ đảm bảo cho việc thực hiện bản án của ông Phạm Công Danh.

Cho nên, cơ quan thi hành án có thể bán đấu giá thu lại tiền cho nhà nước đã bị thất thoát. Đương nhiên, khi đó thành phố muốn mua lại để phục vụ đời sống văn hóa của người dân thì cũng phải lấy tiền ngân sách ra trả, tham gia đấu giá bình thường.

Về mặt Luật pháp quy định thì không có sự ưu tiên khi mua bán, nhưng về mặt thực tiễn chắc chắn có sự ưu tiên khi cùng tham gia đấu giá. Bởi vì, là cơ quan nhà nước quản lý, mục đích lại phục vụ cho hoạt động văn hóa, xã hội thì dễ nhận được sự ưu tiên.

Ví dụ, sân vận động được trả 10 tỷ đồng, mà địa phương chỉ có 5 tỷ đồng thì 5 tỷ đồng thất thoát ai sẽ trả. Thi hành án là cơ quan độc lập phải chịu trách nhiệm về mọi vấn đề sau khi tuyên án.

"Nếu hợp đồng mua bán sai thì lại liên quan đến giao dịch vô hiệu, nhưng là tài sản tịch thu bán đấu giá để thực hiện các phán quyết của tòa án thu hồi lại vốn cho nhà nước lại khác.

Nếu sai thì miếng đất trả lại thành phố, thành phố thu được tiền thì trả lại cho tập đoàn, tiền còn lại xung công quỹ", ông Nam phân tích.

Theo ông Nam, quan trọng nhất là bản án hiện nay đã có hiệu lực. Trong bản án hình sự luôn có mặt dân sự, vấn đề này liên quan đến các tài sản: tài sản nào bán đấu giá, tài sản nào tịch thu xung công quỹ...

Nếu tài sản hợp pháp thì một người nào đó phạm tội cần nộp tiền bồi thường thì phải bán đi tài sản đó để trả cho người bị hại (nhà nước, các tổ chức, cá nhân...). Còn tài sản bất hợp pháp thì tịch thu.

da nang thuong luong lay lai svd chi lang cach nao Cựu Chủ tịch Đà Nẵng: \'Nghe lời dân thì sân Chi Lăng đã không mất\'

"Nếu trước đây chính quyền Đà Nẵng lắng nghe ý kiến của người dân thì sân Chi Lăng đã không mất. Ý định chuộc lại ...

da nang thuong luong lay lai svd chi lang cach nao Đà Nẵng xin thương lượng lấy lại sân Chi Lăng để tránh khu đất bị \'xẻ thịt\'

Ông Huỳnh Đức Thơ nói thành phố không thể để sân vận động Chi Lăng bị chia thành 14 lô đất.

da nang thuong luong lay lai svd chi lang cach nao Vụ 2 cựu chủ tịch Đà Nẵng bị khởi tố: Sân vận động Chi Lăng bị "xẻ thịt"ra sao?

Sau khi 2 cựu chủ tịch Trần Văn Minh và Văn Hữu Chiến bị khởi tố do liên quan đến sai phạm trong bán đất ...

Ngày đăng: 14:21 | 16/07/2018

/ http://baodatviet.vn