Tại dự thảo Luật Giao thông Đường bộ (sửa đổi), Bộ GTVT đề xuất mới quy định xe mô tô, xe máy, xe đạp điện, xe máy điện khi tham gia giao thông phải bật sáng đèn cả ban ngày. Tuy nhiên, quy định này đang gây ra nhiều tranh cãi.    

Bộ GTVT đang lấy ý kiến dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi. Trong đó, dự luật bổ sung nhiều quy định mới, đặc biệt là quy tắc sử dụng đèn của các phương tiện tham gia giao thông.

Cụ thể, khoản 3 Điều 27 của dự luật giao thông quy định: Trong suốt cả ngày, xe môtô, xe máy, xe đạp điện, xe máy điện khi tham gia giao thông phải bật sáng đèn nhận diện được trang bị theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc phải bật sáng ít nhất một đèn chiếu sáng gần phía trước và một đèn đỏ phía sau. Như vậy, người lái xe máy khi tham gia giao thông phải bật đèn được trang bị theo thiết kế của xe.

Theo quy định của luật Giao thông đường bộ và Nghị định 100 (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt), người điều khiển xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự bắt buộc phải sử dụng đủ đèn chiếu sáng từ 19h hôm trước đến 5h sáng hôm sau, hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn.

Nếu vi phạm, sẽ bị xử phạt từ 100.000-200.000 đồng.

co nen quy dinh bat den xe may ban ngay
 

Lý giải quy định này, ông Hoàng Thế Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông (Bộ GTVT) - thành viên Ban soạn thảo cho biết, quy định xe máy bật đèn cả ngày được Bộ GTVT căn cứ theo Công ước Viên 1968 về báo hiệu đường bộ mà Việt Nam là thành viên.

Ông cho biết: "Trên thế giới, xe máy được coi là phương tiện yếu thế hơn ô tô, nên Công ước Viên quy định bật đèn nhận diện xe máy cả ngày (không phải đèn chiếu sáng) để người điều khiển ô tô phát hiện xe máy. Việt Nam đã tham gia Công ước này nên phải tuân theo quy định".

Giải thích về đề xuất trên, ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia khẳng định, quy định này đã áp dụng tại Canada, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan từ lâu và trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã có có 7/10 nước áp dụng quy định này.

Tuy nhiên, quy định mới này đang gây ra nhiều ý kiến trái chiều vì tính hợp lý khi áp dụng tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, Công ước về biển báo và tín hiệu đường bộ có quy định về bật đèn chiếu sáng cả ngày đối với phương tiện tham gia giao thông. Tuy nhiên, quy định này chỉ phù hợp với các nước châu Âu, ánh sáng ban ngày không đủ, sương mù nhiều, cần bật đèn để nhận diện.

Còn Việt Nam là đất nước nhiệt đới, nhiệt độ luôn ở mức cao vào mùa hè nên việc bật đèn xe máy vào ban ngày là không cần thiết. Việc bật đèn cũng không giảm thiểu được tai nạn giao thông, mà còn gây tác dụng ngược như ô nhiễm môi trường, gây chói mắt.

Ông Quyền dẫn chứng, Việt Nam hiện nay có khoảng 60 triệu xe máy, mỗi ngày có khoảng 20 triệu xe hoạt động sẽ tiêu hao lượng nhiên liệu rất lớn. Do đó, dẫn đến tình trạng ô nhiễm ánh sáng trên đường phố, tăng phát thải khí nhà kính, làm khí hậu nóng lên.

Các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) và khu vực Bắc Mỹ đều đang áp dụng việc bật đèn chiếu sáng ban ngày (bao gồm cả xe máy lẫn ôtô) để tham gia giao thông.

Tuy nhiên, đèn chiếu sáng ban ngày (DRL) là một dãy đèn LED gắn phía trước xe, có thể nằm trong cụm đèn pha chiếu sáng hoặc phía trên đèn sương mù, mục đích để giúp người tham gia giao thông phát hiện phương tiện giao thông, giảm thiểu tai nạn.

Trong khi đó, Mỹ và Canada đã ban hành quy định ôtô phải bật DRL từ cuối thập niên 1980. Quy định này cũng áp dụng đối với xe máy tại Canada nhưng chỉ áp dụng ở 23 tiểu bang của Mỹ.

Hiện có 7/10 nước tại Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Malaysia... đã quy định bật đèn chiếu sáng phía trước khi lưu thông.

Theo Taiwan News, cơ quan chịu trách nhiệm về giao thông vận tải của Đài Loan đã ban hành quy định DRL cần được trang bị cho tất cả các loại xe khách và xe máy mới, bắt đầu từ xe máy vào năm 2017, xe khách vào 2018, xe tải và xe buýt từ năm 2019. Tuy nhiên, quy định này không áp dụng đối với những xe đã đăng ký biển số rồi.

Tại Việt Nam, trong vài năm trở lại đây, các loại xe máy nhập khẩu của Honda như SH, Lead... đều được trang bị đèn tự động phía trước (không có công tắc đèn), đèn sẽ chiếu sáng liên tục khi xe hoạt động.

PV (tổng hợp)

co nen quy dinh bat den xe may ban ngay Bộ Giao thông đề xuất xe máy phải bật đèn vào ban ngày
co nen quy dinh bat den xe may ban ngay “Quên” bật đèn chiếu sáng sau 19h có thể bị tước GPLX đến 4 tháng
co nen quy dinh bat den xe may ban ngay Hoa hồng trên ngực trái tập 39: Khuê chính thức “bật đèn xanh” cho Bảo

Ngày đăng: 17:14 | 10/05/2020

/ Nghề nghiệp & cuộc sống