Theo một tuyên bố của Tư lệnh Thủy quân lục chiến Mỹ, trong thời gian tới, Nga và Thái Bình Dương sẽ là những địa điểm mục tiêu chiến lược cho hải quân.

Tuần trước, tờ Military.com cho biết, Tướng Robert Neller đã tới thăm căn cứ Home Guard ở Trondheim (Na Uy), nơi đồn trú của 300 lính Mỹ. Tại đây, ông đã có bài phát biểu trước các binh sĩ Mỹ.

chuyen huong muc tieu hoat dong chien luoc sang nga sai lam cua my

Tướng Mỹ Robert Neller.

“Tôi hy vọng rằng mình đã sai, nhưng có một cuộc chiến sắp diễn ra. Các anh đang hiện diện ở đây, trong cuộc chiến này, một cuộc chiến thông tin, một cuộc chiến chính trị”, chỉ huy lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ nói.

Tướng Neller lưu ý, Mỹ đang chuyển đổi sự tập trung quân sự từ khu vực Trung Đông sang Thái Bình Dương và Nga, phù hợp với chiến lược an ninh quốc gia mới của Mỹ, trong đó coi Moscow là đối thủ tiềm năng của Nhà Trắng và đặt ra thách thức đối với “sự ảnh hưởng, những giá trị và sự thịnh vượng của nước Mỹ”, cùng với đó là Trung Quốc.

Ngay sau đó, để xoa dịu tuyên bố “sắp xảy ra chiến tranh” của Tướng Neller, ông Eric Dent, phát ngôn viên chính thức của Tư lệnh Thủy quân lục chiến Mỹ cho hay, những lời lẽ trên chỉ mang ý định “nâng cao tinh thần chiến đấu và tập trung vào công tác huấn luyện” của lực lượng này. Ông Eric Dent còn nói thêm Nga, Trung Quốc, Iran và Triều Tiên không sẵn sàng cho một cuộc chiến với Mỹ.

“Những người lính luôn phải trong tâm thế sẵn sàng và thường xuyên luyện tập, tập trung cao độ. Ông Neller và những tướng lĩnh khác từng nói “Nếu muốn hòa bình, hãy tập dượt cho chiến tranh”. Đó chính xác là những gì chúng tôi muốn và đang làm”, Trung tá Eric Dent nói.

Dù ông Eric Dent đã cố gắng xoa dịu tuyên bố về chiến tranh của Tư lệnh Thủy quân lục chiến nhưng theo ông Konstantin Sivkov, nhà phân tích quân sự Nga kiêm Giám đốc Viện Nghiên cứu Địa chính trị, tuyên bố trên của Hải quân Mỹ vẫn đặt ra một thách thức đối với an ninh của nước Nga. Do đó, Moscow luôn chuẩn bị sẵn sàng cho bất kỳ tình huống nào. Ông đã phân tích về khả năng diễn tiến của một cuộc xung đột.

chuyen huong muc tieu hoat dong chien luoc sang nga sai lam cua my

Lính thủy đánh bộ Mỹ.

“Trong trường hợp xâm lược, Thủy quân lục chiến Mỹ sẽ chủ yếu triển khai ở khu vực phía Bắc để chiếm các căn cứ tàu ngầm ở khu vực Murmansk của Nga, biến nó trở thành mục tiêu chiến lược”, ông Sivkov nói với tờ Sputnik. “Ở phía Nam, nhiều khả năng họ sẽ đưa quân tới Crimea, vùng Viễn Đông, nhiều khả năng là Kamchatka, nơi tàu ngầm chiến lược thường trực”.

Theo ông Sivkov, các lực lượng vũ trang Nga luôn chuẩn bị kỹ lưỡng cho kịch bản này, đặc biệt nhấn mạnh lính Nga rất mạnh trong hoạt động chống đổ bộ.

Theo giải thích của ông Sivkov, một trong những nhân tố quyết định thành công chính là việc ngăn chặn đối thủ giành được ưu thế trên không và tấn công vào lực lượng biệt kích, bao vây quân đội. Bên cạnh đó, cần tấn công tàu chiến của đối thủ tại khu vực đổ bộ và tiến hành giao tranh trực tiếp trên bờ biển.

Theo chuyên gia quân sự, một trong những thách thức chính đối với lực lượng biệt kích của đối phương đối với Nga chính là hệ thống tên lửa, pháo kích được Nga triển khai ở bờ biển, như 3K60 Bal (định danh NATO là SSC-6 Sennight), có khả năng tấn công mục tiêu ở khoảng cách 120km. Hệ thống này có thể bí mật phát hiện mục tiêu và phóng 32 tên lửa với khoảng thời gian tối đa là 3 giây.

Ngoài ra, tổ hợp pháo bờ biển di động 130mm A-222 Bereg có thể khiến đối thủ của Nga khó chịu, theo chuyên gia. Nó có khả năng phá hủy những mục tiêu trên mặt biển, gồm cả những đối tượng di chuyển với vận tốc cao, ở khoảng cách trên 22km. Tổ hợp pháo Bereg có thể nhấn chìm tàu của kẻ thù gần như một cách tự động.

Do đó, với những thiết bị khí tài nêu trên, lính thủy đánh bộ Mỹ khó mà thực hiện nhiệm vụ đổ bộ, ông Sivkov nhấn mạnh.

Đơn vị lính thủy đánh bộ thuộc hải quân Mỹ hiện đang đóng ở Na Uy có đường biên giới với Nga trên đất liền dài 195,7km và trên biển là 23,2km. Theo ông Ivan Konovalov, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Môi trường Chính trị (Nga), dù Mỹ có tăng quân số tại căn cứ trên lên đến 30.000 người cũng khó có thể kiểm soát được hệ thống phòng thủ của Nga.

“Hoạt động đổ bộ chủ yếu xoay quanh sự đối đầu giữa các hạm đội. Ở biển Barents, chúng tôi có tàu ngầm và tàu nổi, tôi tin rằng họ sẽ không thể vượt qua được các hạm đội đó của Nga”, ông Konovalov kết luận.

Tuyên bố của Tư lệnh Thủy quân lục chiến Mỹ được đưa ra trong bối cảnh quan hệ Nga-Mỹ vẫn căng thẳng. Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc Nga can thiệp vào các vấn đề chính trị nội bộ của nhiều quốc gia trên toàn thế giới.

chuyen huong muc tieu hoat dong chien luoc sang nga sai lam cua my Putin chỉ trích chiến lược an ninh mới của Mỹ \'hung hăng\'

Tổng thống Nga hôm nay chỉ trích chiến lược an ninh mới Mỹ đưa ra là "hung hăng" và thêm rằng Moscow sẽ cân nhắc ...

chuyen huong muc tieu hoat dong chien luoc sang nga sai lam cua my Vũ đài quan trọng của Nga

Việc tiếp cận các cảng nước ấm ở bờ biển phía Nam Địa Trung Hải có thể cho phép Nga phô diễn sức mạnh quân ...

Ngày đăng: 14:40 | 28/12/2017

/ nguoiduatin.vn