Bộ GTVT xin dừng hoàn thiện QL3 mới, đoạn Hà Nội - Thái Nguyên và dự án đầu tư xây dựng đoạn Chợ Mới - Bắc Kạn theo hình thức BOT
Nhiều tờ báo đưa tin, Bộ GTVT vừa có Văn bản số 7674 kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép dừng triển khai dự án đầu tư xây dựng hoàn thiện QL3 mới, đoạn Hà Nội - Thái Nguyên và dự án đầu tư xây dựng đoạn Chợ Mới - Bắc Kạn theo hình thức BOT.
Bộ GTVT kiến nghị dừng dự án nối cao tốc Thái Nguyên Chợ Mới với TP Bắc Kạn. Ảnh: VNN
Bộ GTVT giải thích, tuyến đường Chợ Mới - Bắc Kạn đầu tư theo hình thức BOT không khả thi về phương án tài chính (nguồn thu phí không đủ chi phí trả lãi vay, vận hành và bảo trì).
Việc ghép đoạn Chợ Mới - Bắc Kạn vào dự án đầu tư xây dựng hoàn thiện QL3 mới, đoạn Hà Nội -Thái Nguyên dẫn đến không đảm bảo công bằng cho người sử dụng dịch vụ đường bộ (đầu tư một nơi và thu phí một nơi).
Đối với việc đầu tư nâng cấp QL3 mới đoạn Hà Nội - Thái Nguyên theo tiêu chuẩn cao tốc, đây là dự án được đầu tư từ nguồn vốn ODA đã đưa vào khai thác, nên nếu đầu tư thêm và tiến hành thu phí là chưa phù hợp với Nghị quyết số 437 ngày 21/10/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 14 về một số nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.
Tuyến QL3 mới Hà Nội - Thái Nguyên dài gần 64 km đi qua Hà Nội, Bắc Ninh và Thái Nguyên. Từ Thái Nguyên đi Bắc Kạn, các phương tiện có thể đi QL 3 cũ hoặc theo tuyến đường BOT Thái Nguyên - Chợ Mới dài hơn 40km (hoàn thành năm 2017). Việc nghiên cứu khả thi dự án đoạn Chợ Mới - Bắc Kạn dài 30km để nối tiếp với TP. Bắc Kạn.
Trước đó, Cty CP BOT Bắc Giang - Lạng Sơn cũng có kiến nghị xin bỏ một trạm thu phí trên tuyến cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn.
Dự án có tổng chiều dài gần 170km, gồm hợp phần đầu tư đường cao tốc dài 64km, và tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 dài 105km, với tổng vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng.
Theo Hợp đồng, dự án BOT cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn đã ký giữa nhà đầu tư và Bộ GTVT, dự án sẽ có 2 trạm thu phí trên tuyến để thu hồi vốn dự án.
Chủ đầu tư cho biết, để bảo đảm hài hòa lợi ích, dự án có thể sống chung được với ngừi dân nên, chủ đầu tư đã kiến nghị bỏ bớt một trạm thu phí và thực hiện thu phí từ 1/6/2018. Trạm thu phí đặt tại Quốc lộ 1 đoạn qua xã Minh Sơn, Hữu Lũng, Lạng Sơn.
Diễn biến trên được cho là những chuyển động mới, tích cực sau khi hàng loạt những vấn đề về BOT gây bức xúc trong dư luận.
Tại một cuộc làm việc với Bộ GTVT hồi đầu tháng 1/2018, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng việc khai thác, quản lý BOT bất cập khiến dư luận bức xúc, tạo thành điểm nóng, ảnh hưởng đến nền kinh tế. Các dự án BOT thực hiện khá nhanh nhưng chất lượng thấp.
Theo ông, xử lý tình trạng này là vấn đề lớn, cần phải rà soát tổng thể. Hơn nữa, giá qua trạm cần phải phù hợp với người dân và doanh nghiệp.
Sau khi có chỉ đạo, nhiều chủ đầu tư BOT đã xin giảm mức phí, điển hình tại trạm thu phí Sông Phan (Bình Thuận), chủ đầu tư đã chủ động có văn bản xin giảm giá cho các chủ phương tiện quanh trạm thu giá sau khi hàng loạt trạm thu phí trên toàn quốc "vỡ trận".
Bộ Giao thông Vận tải cũng từng yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam cùng địa phương rà soát lại các phương tiện khi lưu thông qua BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp trên Quốc lộ 1 và BOT T1, T2 trên Quốc lộ 91. Theo đó quyết định, miễn, giảm cho 722 xe thuộc chủ phương tiện tại các khu vực ở quận Ô Môn.
Miễn, giảm cho khoảng 400 phương tiện qua trạm BOT T2 (quận Thốt Nốt).
Việc miễn giảm đối với các chủ phương tiện ở trạm BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp cũng đã được thực hiện.
Vì sao tranh cãi không đi vẫn trả tiền BOT Mỹ Lộc? Mỗi bên QL21B có 5m được làm bằng vốn ngân sách nên nhiều tài xế cho rằng, đi vào đường này không phải trả phí. |
Chỉ chiếc barie mới hiểu Bao nhiêu vụ cán bộ kiểm lâm thiếu trách nhiệm, tiếp tay cho lâm tặc “dính” kỷ luật mà không rút kinh nghiệm. Rừng vẫn ... |
Ngày đăng: 15:40 | 28/07/2018
/ Đất Việt