Mặc dù các siêu tàu sân bay của Mỹ đã tham gia vào gần như mọi cuộc xung đột quân sự kể từ khi USS Forrestal đi vào hoạt động năm 1955, không một tàu sân bay nào của nước này bị tấn công từ một đối thủ có khả năng.

Điều này một phần là do các siêu tàu sân bay rất khó tấn công. Thế nhưng, sự vĩ đại mang tính biểu tượng của những con tàu khổng lồ cũng đóng vai trò nhất định ở đây: Không ai muốn biết Mỹ có thể làm gì nếu một trong những tàu sân bay của họ bị tấn công.

Tạp chí The National Interest khẳng định: Kể từ những năm 1950, siêu tàu sân bay là đại diện rõ ràng nhất cho sức mạnh quân sự và thế bá chủ trên biển của Mỹ.

chua ke thu nao dam tan cong tau san bay my vi sao
Mỹ tự hào chưa một kẻ thù nào dám tấn công tàu sân bay nước này. Ảnh: THE NATIONAL INTEREST

Vậy thì điều gì sẽ xảy ra nếu kẻ thù tấn công tàu sân bay của hải quân Mỹ trong một cuộc xung đột? Mỹ sẽ phản ứng như thế nào và sẽ hành động ra sao?

Một cuộc tấn công từ một đối thủ nhà nước có vũ trang quy ước sẽ đạt được mức độ thành công cao nhất nhưng cũng sẽ tác động đến giới thượng lưu Mỹ và dư luận ở Mỹ có thể thúc đẩy các lệnh trừng phạt nặng nề.

Trong khi đó, một cuộc tấn công như là một phần của cuộc khủng hoảng có vẻ ít mang tính thù địch hơn nhưng sẽ vẫn đòi hỏi phải có phản ứng quyết liệt.

Mang tính phá phách hơn cả có thể là một cuộc tấn công của một đối thủ phi nhà nước, dẫn đến thương vong đáng kể và/hoặc phá hủy tàu sân bay. Điều này chắc chắn sẽ khích động dư luận ở Mỹ và nước này nhất định sẽ có phản ứng và trừng phạt.

Suy cho cùng, tàu sân bay cũng là vũ khí chiến tranh và chúng cũng dễ bị tấn công như bất kỳ loại vũ khí nào khác.

Thế nhưng, như các nhà lý luận quân sự đã chỉ ra trong ít nhất 2 thế kỷ qua, các quốc gia rất thận trọng khi leo thang căng thẳng.

Hầu hết các cuộc chiến tranh đều là các cuộc chiến giới hạn và trong các cuộc chiến tranh giới hạn, các tướng lĩnh và các chính trị gia nhận thức được ý nghĩa chính trị của các mục tiêu mà họ chọn lựa.

Do đó, các quốc gia muốn hạn chế chiến tranh vẫn bị cấm kỵ nhắm đến một số mục tiêu, ngay cả khi những mục tiêu đó đóng góp quan trọng vào việc tiến hành cuộc xung đột.

Trong một khoảng thời gian dài, Mỹ đã thỏa mãn với nhận thức về tính bất khả xâm phạm xung quanh các khí tài quân sự "con cưng", đắt tiền và hiệu quả nhất của nước này.

Thực tế là, ngay cả đối với các lực lượng hải quân và không quân thông thường, tấn công một siêu tàu sân bay là một nhiệm vụ không hề đơn giản.

Trong khi đó, theo nhận định của tờ The National Interest, các tàu sân bay Mỹ có một tầm quan trọng mang tính biểu tượng gần như thần thoại, cả về quan điểm toàn cầu và trong quan niệm tự thân của hải quân Mỹ.

Kết quả là, không một nhà nước nào thực hiện một cuộc tấn công kiên quyết chống lại tàu sân bay của hải quân Mỹ kể từ thế chiến II đến nay.

chua ke thu nao dam tan cong tau san bay my vi sao Thảm bại của nhóm tàu sân bay Mỹ trong cuộc tập trận năm 2002

19 tàu chiến và 13.500 binh sĩ bị đánh bại bởi chiến thuật thời Thế chiến II trong cuộc tập trận tốn kém nhất lịch ...

chua ke thu nao dam tan cong tau san bay my vi sao Tướng Iran nói tàu sân bay Mỹ nằm gọn trong tầm bắn tên lửa

Tư lệnh Iran cho rằng tên lửa nước này đủ khả năng tấn công mọi mục tiêu quân sự của Mỹ đang hiện diện ở ...

chua ke thu nao dam tan cong tau san bay my vi sao Tướng Iran dọa tấn công phủ đầu tàu sân bay Mỹ

Tướng Hajizadeh cảnh báo có thể tấn công phủ đầu sau khi đô đốc Mỹ tuyên bố sẵn sàng điều tàu sân bay Lincoln áp ...

chua ke thu nao dam tan cong tau san bay my vi sao Mỹ muốn đưa tàu sân bay thăm Việt Nam trong năm nay

Quan chức Mỹ mong muốn các chuyến thăm của tàu sân bay sẽ diễn ra thường xuyên nhằm tăng cường quan hệ quốc phòng song ...

Hoài Vy (Theo The National Interest)

Ngày đăng: 19:41 | 24/07/2019

/ nld.com.vn