Ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, chỉ khi nào người dân, bố mẹ học sinh yên tâm hoàn toàn, đảm bảo sức khoẻ người dân cũng như sức khoẻ của các cháu thì mới quyết định cho học sinh đến trường.
Chiều 19.2 diễn ra hội nghị Giao ban trực tuyến của Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tại hội nghị, ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội lưu ý các đơn vị trong
công tác phòng chống dịch, bảo vệ sức khoẻ và trong công tác tuyên truyền đặc biệt lưu ý tới sức khoẻ của những người già, những người đang có bệnh tiểu đường, huyết áp cao do những người này có điều kiện và nền tảng dẫn đến lây lan bệnh tật dễ hơn.
Chủ tịch UBND Hà Nội khẳng định, chỉ khi nào yên tâm hoàn toàn mới cho học sinh đến trường. |
Liên quan đến việc liệu có cho học sinh Hà Nội nghỉ học hết tháng 2 hay không, Chủ tịch Hà Nội cho biết, sẽ cập nhật mọi tình hình trên cơ sở đó sẽ quyết định tại cuộc họp của Ban chỉ đạo vào chiều thứ 6 tuần này.
“Tất cả các biện pháp đã được chỉ đạo liên quan đến khử trùng, tiêu độc tại các cơ sở y tế, cơ sở giáo dục, yêu cầu thực hiện một cách nghiêm túc. Trên tinh thần, chỉ khi nào người dân, bố mẹ học sinh yên tâm hoàn toàn, chúng ta cảm thấy yên tâm hoàn toàn, đảm bảo sức khoẻ người dân cũng như sức khoẻ của các cháu thì mới quyết định đến trường” – ông Chung nói.
Liên quan đến vấn đề nhiều người đi từ vùng dịch nhưng đi vòng, Chủ tịch Hà Nội yêu cầu phối hợp với các hãng hàng không để kiểm tra điểm đến của các hành khách này. Các hành khách này điểm đầu đi từ các vùng dịch, điểm đến là Việt Nam thì cần thông báo cho chính quyền thành phố nắm bắt.
Theo ông Chung, hiện thành phố đã rà soát 584 trạm y tế, có 527 trạm y tế đạt chuẩn có thể bố trí phòng, giường bệnh để cách ly. Có thể cách ly ngay tại cơ sở, càng ít đi lại thì càng giảm bớt nguy cơ lây cho người khác.
Khu vực cách ly và lưu trú tại Trung đoàn 59 -Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội. |
Chủ tịch thành phố cũng nhấn mạnh, khử trùng là công tác rất quan trọng, từ gia đình, cá nhân, các cơ quan, bệnh viện, chung cư đều phải có sát khuẩn tay, ở nơi công cộng phải đeo khẩu trang.
Ông Chung yêu cầu Sở Y tế tiếp nhận chuyển giao 16 quy trình khám chữa bệnh của 16 bệnh nhân mắc COVID-19 của Việt Nam để phổ biến cho tất cả các cơ sở y tế của thành phố, quận huyện, phường xã. Từ đó khi vào thực tiễn có biện pháp thực hiện đạt hiệu quả cao nhất.
“Sở Y tế nên làm việc với các chuyên gia của WHO để cập nhật các giải pháp, các phương pháp chữa của các nước để vận dụng. Có thế mới biết được cần những vật tư tiêu hao gì và cần biện pháp xét nghiệm gì để xét nghiệm nhanh” – ông Chung nói.
Liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19, chiều 19.2, ông Hoàng Đức Hạnh – Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, đến thời điểm 15h ngày 19.2, chưa ghi nhận trường hợp dương tính với COVID-19. Hiện thành phố đang giám sát tại bệnh viện 74 trường hợp nghi ngờ nhiễm COVID-19.
Đến nay, Công an Thành phố Hà Nội đã lập hồ sơ xử lý 18 trường hợp về hành vi đăng tin, bài sai sự thật về dịch bệnh lên trang facebook cá nhân, gây hoang mang dư luận.
Nguyễn Hà
Đối tượng "ngáo đá" đốt xe máy, đâm chết em rể ở Hà Nội
Người đàn ông trung niên " ngáo đá " ở Hà Nội, sau khi tự đốt xe, trèo lên mái tôn, sang nhà em gái ... |
Hà Nội chưa rõ thời điểm học sinh đi học trở lại do Covid-19
Covid-19: Việc quyết định đi học trở lại hay không phụ thuộc vào tình hình thời tiết và đánh giá độ an toàn của thành ... |
Hà Nội cách ly một gia đình 5 người trở về từ huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc
Gia đình gồm 5 người đi thăm nhà ngoại ở vùng dịch Covid-19 tại Bình Xuyên (Vĩnh Phúc), đã trở về Hà Nội và được ... |
Ngày đăng: 19:02 | 19/02/2020
/ laodong.vn