Từ nhiều năm nay, ngành giáo dục đã có một tâm lý là: khi chấm thi tốt nghiệp THPT thì “nới tay”, cốt là để tạo điều kiện cho học sinh có cái bằng chứng nhận “thoát nạn mù chữ” để đi kiếm công ăn việc làm. Chính vì vậy mà tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT ở nước ta năm nào cũng cao ngất ngưởng.
Mấy ngày vừa rồi, dư luận xem ra có vẻ bức xúc xung quanh việc Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ra một quyết định: “Cắt thi đua nếu tăng tỷ lệ đỗ tốt nghiệp”. Một loạt Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố ầm ầm phản đối và cho rằng làm như thế là không công bằng, rồi làm như vậy là muốn cào bằng cho ngành giáo dục. Trong khi đó, lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã thẳng thắn bày tỏ sự nghi ngờ về kết quả chấm thi THPT và qua phúc tra một số bài thi thì thấy rằng, việc chấm thi ở rất nhiều nơi không nghiêm túc. Chính vì không tin ở việc chấm thi và tuyên chiến với bệnh thành tích mà lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã phải đưa ra một quyết định có thể nói rằng, “rất bất đắc dĩ”. Trong khi các Sở GD&ĐT phản đối quyết định của lãnh đạo Bộ thì qua kết quả chấm thi đại học năm nay, mặc dù chưa công bố đầy đủ, nhưng ở một số trường đại học ở các tỉnh phía nam và ngay cả ở thành phố Hồ Chí Minh đã có tới hàng ngàn bài thi bị điểm 0, trong đó nhiều nhất là bài thi môn lịch sử và môn toán. Vậy điều gì đã xảy ra ở đây? Điều đó thể hiện rằng, những học sinh này không xứng đáng đỗ tốt nghiệp. Bởi đề thi đại học năm nay ai cũng công nhận rằng vừa sức. Vậy là lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã có lý bằng cách khống chế trần tỷ lệ đỗ tốt nghiệp.
Ảnh minh họa |
Từ nhiều năm nay, ngành giáo dục đã có một tâm lý là: khi chấm thi tốt nghiệp THPT thì “nới tay”, cốt là để tạo điều kiện cho học sinh có cái bằng chứng nhận “thoát nạn mù chữ” để đi kiếm công ăn việc làm. Chính vì vậy mà tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT ở nước ta năm nào cũng cao ngất ngưởng.
Vậy thử hỏi, nếu học sinh học hành cứ tạm gọi là tử tế, việc chấm thi tốt nghiệp THPT tương đối nghiêm túc thì chắc chắn những học sinh đã tốt nghiệp THPT khi thi đại học sẽ chẳng thể nào bị điểm 0. Có thể điểm không cao, nhưng không phải là điểm liệt.
Bấy lâu nay chúng ta cứ lên án ngành giáo dục là nặng về chủ nghĩa thành tích.
Nhưng xin thưa, đâu phải ngành giáo dục, mà ngành nào, nghề nào, tổ chức nào, cơ quan nào cũng đều có chủ nghĩa thành tích. Chính vì chủ nghĩa thành tích này nên mới có nhiều biện pháp chống và một trong những biện pháp ấy là khống chế tỷ lệ thi đua khen thưởng ở các tổ chức, các cơ quan, đoàn thể.
Ai cũng biết rằng, vào cuối năm, việc xét thi đua, tổ chức Đảng cũng có tỷ lệ đảng viên hoàn thành nhiệm vụ. Ngành nào, cơ quan nào, Đảng bộ nào cũng có tỷ lệ chi bộ trong sạch, vững mạnh. Rồi các danh hiệu chiến sĩ thi đua, lao động tiên tiến, lao động xuất sắc… nơi nào cũng có quy định về tỷ lệ. Vậy để chống chủ nghĩa thành tích trong ngành giáo dục, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã phải làm như vậy cũng hoàn toàn hợp lý trong bối cảnh hiện nay.
Thiết nghĩ, một biện pháp rất đơn giản là, địa phương nào có tỷ lệ bài chấm theo kiểu “chiếu cố” quá cao thì cách chức ông giám đốc sở. Còn làm thế nào để ngăn chặn được việc chấm ẩu, chấm theo kiểu chiếu cố ấy là việc của ông giám đốc. Lãnh đạo Bộ chỉ cần “nắm ông có tóc” là xong./.
Nguyễn Như Phong
Tôn vinh thủ khoa- dễ "biến chứng" của bệnh thành tích! Đến hẹn lại lên, sau mỗi kì thi THPT quốc gia, mùa tuyển sinh ĐH, cả nước lại tưng bừng tổ chức các lễ khen ... |
Sai phạm thi ở Hà Giang: Vị thành tích mà không thực lực sinh ra dối trá Cần xử lý nghiêm những người liên quan đến việc nâng điểm ở Hà Giang, để ít nhất để không làm đổ vỡ thêm nữa ... |
‘Không chạy trường con vẫn được nhận, chắc nhà anh ‘gốc bự’?’ Không chạy trường, không chạy theo thành tích, với anh nếu có chút tự hào về con thì đó là vì tụi nó đã sống ... |
Giáo viên tố bị hiệu trưởng ép phá thai để giữ thành tích trường: Công an vào cuộc Phòng GD-ĐT huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) đã gửi đoạn ghi âm nhờ công an xác minh làm rõ nghi vấn bà hiệu trưởng dùng nhiều lời ... |
Ngày đăng: 06:00 | 25/09/2018
/ Theo Năng lượng Mới (năm 2015)