Sau một thời gian nghiên cứu điều chỉnh, Quy hoạch chi tiết cảng hàng không Tân Sơn Nhất chính thức được chốt với những thay đổi quan trọng như có thêm nhà ga mới T3 với công suất tối đa 20 triệu hành khách.

Theo quyết định số 1942/QĐ-BGTVT ký ngày 31.8, Bộ GTVT đã phê duyệt quy hoạch điều chỉnh chi tiết Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Cụ thể, mục tiêu của việc điều chỉnh quy hoạch lần này là đảm bảo cho sân bay Tân Sơn Nhất đạt cấp sân bay 4E và sân bay quân sự cấp I với sản lượng vận chuyển hành khách 50 triệu hành khách/năm; sản lượng vận chuyển hàng hóa khoảng 0,8 - 1,0 triệu tấn hàng hóa/năm; loại máy bay khai thác là A320/321, B747, B777/787, A350 và tương đương; số vị trí đỗ là 106 vị trí; phương thức tiếp cận hạ cánh theo hệ thống tiếp cận chính xác có thiết bị.

So với quy hoạch năm 2015, cấp sân bay của Tân Sơn Nhất không thay đổi nhưng sản lượng vận chuyển hành khách được nâng lên 50 triệu hành khách/năm thay vì 25 triệu khách/ năm như quy hoạch trước đó. Cụ thể, số vị trí đỗ máy bay của Tân Sơn Nhất sẽ nâng từ 82 vị trí như quy hoạch trước đó lên 106 vị trí bằng cách bổ sung sân đỗ máy bay trước nhà ga hành khách T3 và sân đỗ phía Tây Nam.

chot quy hoach san bay tan son nhat se no ra the nao

Hệ thống đường băng vẫn giữ nguyên kích thước 2 đường như hiện tại nhưng khi có nhu cầu xây dụng đường lăn vòng đầu 07R (phía Tây) cho máy bay code C giúp máy bay hạ cánh trên đường CHC 25R/07L thoát ly vào sân đỗ mà không ảnh hưởng đến hoạt động cất hạ cánh của đường CHC 25L/07R sẽ tiến hành nghiên cứu phương án dịch chuyển đường băng 25L/07R về phía Đông (phía đầu 25L) khoảng 186m để xây dựng đường lăn vòng.

Với hệ thống đường lăn, quy hoạch điều chỉnh bổ sung 3 đường lăn song song gồm: một đường ở giữa 2 đường băng hiện nay, 1 đường ở phía Nam của đường CHC 25L/07R; 1 đường lăn ở phía Bắc của đường CHC 25R/07L. Bên cạnh đó bổ sung 5 đường lăn thoát nhanh, bổ sung các đường lăn nối từ đường băng vào đường lăn song song với sân đỗ máy bay khu vực phía Nam và phía Bắc sân bay.

Ngoài việc cải tạo nâng công suất hai nhà ga hành khách T1 và T2 hiện nay lên 30 triệu khách/ năm, quy hoạch bổ sung nhà ga hành khách T3 ở phía Nam với công suất đáp ứng đến 20 triệu hành khách/năm đế nâng tổng công suất của toàn cảng hàng không quốc tế (CHK) Tân Sơn Nhất 50 triệu hành khách/năm.

Cùng với sử dụng hệ thống nhà ga hàng hóa hiện hữu, quy hoạch bổ sung thêm nhà ga hàng hóa, kho hàng hóa và khu xử lý logistics hàng không tại khu vực phía Bắc trên diện tích đất 20,21 ha, trong đó xây dựng nhà ga hàng hóa với công suất khoảng 370.000 tấn hàng hóa/năm, nâng tổng công suất toàn Cảng đạt khoảng 0,8- 1 triệu tấn hàng hóa/ năm.

Về giao thông, hệ thống đường trục ra vào CHK Tân Sơn Nhất sử dụng đường Trường Sơn hiện hữu đồng thời quy hoạch tuyến đường trục nối từ đường Trần Quốc Hoàn đến đường Cộng Hòa (qua đường Phan Thúc Duyện, đường 18E, đường C2 và đường C12) với quy mô 4-6 làn xe; mở rộng đường Hoàng Hoa Thám và đường Thân Nhân Trung với quy mô 4 làn xe, mở rộng đường 18E với quy mô 4-6 làn xe; nghiên cứu quy hoạch bổ sung cầu vượt trên cao đoạn từ đường Phan Thúc Duyện (đoạn từ công viên Hoàng Văn Thụ) qua đường Trần Quốc Hoàn, Thăng Long đến khu vực sân bóng Chảo Lửa để kết nối giao thông từ khu vực trung tâm thành phố đến nhà ga hành khách T3.

Bên cạnh đó, nghiên cứu quy hoạch bổ sung tuyến đường trên cao từ cuối sảnh nhà ga quốc tế T2, qua nhà ga quốc nội T1 đi theo đường Thăng Long tới đường Phan Thúc Duyện, một nhánh xuống đường Phan Thúc Duyện, một nhánh xuống đường Nguyễn Văn Trỗi và một nhánh đi qua công viên Hoàng Văn Thụ xuống đường Hoàng Văn Thụ; nghiên cứu quy hoạch bổ sung nút giao khác mức giữa tuyến đường trục nối Trần Quổc Hoàn đến đường Cộng Hòa với đường Cộng Hòa, Trường Chinh.

Theo quy hoạch, hệ thống thoát nước của Tân Sơn Nhất gồm thoát nước mặt bằng hệ thống mương hở và cống theo 3 hướng chính: hệ thống thoát nước phía Bắc đổ ra kênh Hy Vọng - Tham Lương; hệ thống thoát nước phía Đông Nam đổ ra kênh Nhật Bản; hệ thống thoát nước phía Nam đổ ra kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Quy hoạch bổ sung hồ chứa nước và trạm bơm cưỡng bức ở khu vực phía Bắc đổ ra kênh Hy Vọng. Quy hoạch bổ sung hệ thống hồ điều hòa kết hợp công viên ở khu vực phía Bắc.

Tổng diện tích đất của CHK Tân Sơn Nhất theo quy hoạch điều chỉnh 791,00 ha (không bao gồm diện tích đât quốc phòng trực tiếp quản lý), trong đó: diện tích đất CHK Tân Sơn Nhất hiện hữu là 545,10 ha, diện tích đất quốc phòng đã tạm bàn giao làm sân đỗ 19,79 ha, diện tích đất quốc phòng liên danh vói hàng không dân dụng 18,80 ha, diện tích đất quy hoạch bố sung phía Nam 35,66 ha, diện tích đất quy hoạch bổ sung phía Bắc 171,65 ha.

chot quy hoach san bay tan son nhat se no ra the nao Phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất như thế nào?

Ga hành khách T3 được quy hoạch ở phía nam với công suất 20 triệu khách, góp phần đưa công suất Tân Sơn Nhất đạt ...

chot quy hoach san bay tan son nhat se no ra the nao Mở nhiều đường kết nối sân bay Tân Sơn Nhất

Theo điều chỉnh quy hoạch chi tiết sân bay Tân Sơn Nhất vừa được Bộ GTVT phê duyệt, sẽ có thêm nhiều đường kết nối ...

chot quy hoach san bay tan son nhat se no ra the nao Sân bay Tân Sơn Nhất sẽ có thêm nhà ga T3

Ga hành khách T3 được quy hoạch ở phía nam, công suất 20 triệu khách, góp phần đưa công suất Tân Sơn Nhất đạt 50 ...

chot quy hoach san bay tan son nhat se no ra the nao Đường băng Nội Bài, Tân Sơn Nhất có nguy cơ đóng cửa

Nếu không sửa chữa, đường băng tại Tân Sơn Nhất và Nội Bài tiềm ẩn nguy cơ uy hiếp an toàn bay, dẫn đến phải ...

Ngày đăng: 15:58 | 24/09/2018

/ https://laodong.vn