Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chuẩn bị kỹ đề án, làm rõ tốc độ chạy tàu của đường sắt tốc độ cao Bắc Nam.

Ngày 19/9, Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp chuẩn bị Đề án về chủ trương xây dựng đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam. Để bảo vệ và giải trình thuyết phục về dự án, Phó thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải chuẩn bị kỹ nội dung, trọng tâm là Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

Đặc biệt, lãnh đạo Chính phủ lưu ý, cần làm rõ kinh nghiệm quốc tế, vấn đề nội địa hóa, lựa chọn tốc độ chạy tàu, cơ cấu các loại hình vận tải, tác động của đường sắt tốc độ cao đến các loại hình giao thông khác, khả năng bố trí vốn đầu tư, lựa chọn giai đoạn đầu tư (từ 2021- 2030 hay sau 2030).

chinh phu doc thuc hoan thien de an duong sat toc do cao
Tàu cao tốc ở Nhật Bản. Ảnh: Anh Duy

Hội đồng thẩm định nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương thẩm định, lựa chọn tư vấn đủ năng lực, kinh nghiệm để thẩm tra, phản biện. Dựa vào kết quả thẩm định, Bộ Giao thông Vận tải hoàn thiện nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, báo cáo Thủ tướng, Chính phủ, Bộ Chính trị, Trung ương Đảng và trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5/2020.

Nếu được Quốc hội thông qua vào thời gian trên, dự án sẽ được triển khai đầu tư từ 2021 - 2030 hoặc sau 2030. Giai đoạn 2021 - năm 2030 có thể xây dựng một hoặc hai đoạn tuyến đường sắt tốc độ cao, ưu tiên đoạn TP HCM đi sân bay Long Thành.

Theo kết luận, địa hình nước ta dài và hẹp, nên "việc đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc Nam có ý nghĩa quan trọng, kết nối vận tải trên toàn trục, qua các địa phương, các đô thị, các khu kinh tế, các khu công nghiệp".

Đường sắt tốc độ cao nhằm đáp ứng năng lực vận tải ngày càng gia tăng trên trục Bắc Nam, giảm áp lực lên các loại hình vận tải đường bộ, hàng không; tạo hành lang phát triển đô thị, phân bố lại dân cư; giảm áp lực cho các đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM.

Đầu năm 2019, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đã báo cáo Thủ tướng nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Theo đề xuất, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam dài 1.559 km chạy dọc hành lang Bắc - Nam, nối Hà Nội và TP HCM. Tốc độ thiết kế đoàn tàu 350 km/h, tốc độ khai thác 320 km/h; được xây dựng để khai thác riêng tàu chở khách. Thời gian chạy tàu từ Hà Nội - TP HCM là 5 giờ 20 phút (nếu không dừng ở một số ga) và 6 giờ 55 phút nếu dừng ở tất cả ga. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 1,3 triệu tỷ đồng (58,7 tỷ USD).

Tuy nhiên, mới đây, trong văn bản gửi Thủ tướng, Bộ Kế hoạch Đầu tư đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc Bắc Nam với tổng vốn đầu tư chỉ 26 tỷ USD; tốc độ 200 km/h.

Thủ tướng đã thành lập Hội đồng thẩm định dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam với thành viên là lãnh đạo các bộ ngành và 20 tỉnh, thành phố có đường sắt đi qua, cho phép Hội đồng thẩm định thuê tư vấn nước ngoài. Dự kiến Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao vào kỳ họp tháng 5/2020.

chinh phu doc thuc hoan thien de an duong sat toc do cao Vì sao doanh nghiệp Việt khó "có cửa" làm dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam?

Chuyên gia kinh tế Việt Nam bày tỏ lo ngại về tiềm lực để thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao của các ...

chinh phu doc thuc hoan thien de an duong sat toc do cao Dự án đường sắt tốc độ cao đầu tiên xây dựng dở dang gần 10 năm

Tuyến đường sắt Yên Viên - Cái Lân thiết kế tốc độ 120 km/h, song mới hoàn thiện được 6 km thì dừng thi công ...

chinh phu doc thuc hoan thien de an duong sat toc do cao Ba kịch bản phát triển đường sắt tốc độ cao của Bộ Giao thông Vận tải

Trong ba kịch bản phát triển đường sắt quốc gia, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị chọn "phương án cao" với đoàn tàu tốc ...

Ngày đăng: 07:00 | 21/09/2019

/ vnexpress.net