Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với công tác quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư cư. Đặc biệt, kiên quyết cưỡng chế thu hồi kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư…
Thời gian qua, việc quản lý, sử dụng nhà chung cư đang tồn tại nhiều hạn chế, bất cập, liên tiếp xảy ra tình trạng tranh chấp, khiếu nại liên quan đến việc tổ chức hội nghị nhà chung cư; thành lập ban quản trị; xác định diện tích sở hữu chung - riêng; quản lý và sử dụng kinh phí bảo trì đang làm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân, tình hình an ninh trật tự và tạo dư luận không tốt trong cư dân.
Để tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với việc quản lý, sử dụng, vận hành nhà chung cư và khắc phục kịp thời các hạn chế, bất cập này, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 29/CT-TTg yêu cầu tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với công tác quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của chủ đầu tư, ban quản trị, doanh nghiệp quản lý vận hành nhà chung cư và chủ sở hữu, chủ sử dụng chung cư; chế tài xử phạt các hành vi vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác quản lý, vận hành nhà chung cư để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, ban hành.
Cụ thể, Bộ Xây dựng sẽ nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định về phần diện tích thuộc sở hữu chung và sở hữu riêng trong các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng có liên quan; đôn đốc, hướng dẫn chính quyền các địa phương, các tổ chức, cá nhân tổ chức triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về nhà ở, đặc biệt là pháp luật quy định về quản lý sử dụng, vận hành nhà chung cư.
Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ có đánh giá, kiến nghị những bất cập, vướng mắc của pháp luật liên quan đến chế độ sử dụng, quản lý đất xây dựng chung cư và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với nhà chung cư.
Chỉ thị của Chính phủ cũng nhấn mạnh, Bộ Công an cần phối hợp và chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương tăng cường công tác phòng chống cháy, nổ; tổ chức tập huấn, diễn tập nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy cho cư dân; thường xuyên kiểm tra, rà soát các cơ sở có nguy cơ cháy cao trên địa bàn, đặc biệt là các chung cư cao tầng có đông dân cư sinh sống, kịp thời phát hiện chấn chỉnh, khắc phục các vi phạm.
Yêu cầu các chủ đầu tư và các chủ sở hữu căn hộ mua bảo hiểm cháy nổ theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy và pháp luật kinh doanh bảo hiểm.
Bộ Công an chỉ đạo các cơ quan chức năng nâng cao chất lượng thẩm định dự án, thực hiện công tác nghiệm thu; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm các quy định về phòng cháy chữa cháy cũng như việc thực hiện thẩm định, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy; đôn đốc cơ sở bảo đảm các điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy, tổ chức, duy trì lực lượng, phương tiện phòng cháy, chữa cháy tại chỗ; xử lý nghiêm các vi phạm.
Đáng chú ý, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu tư xây dựng chung cư, trong đó xác định rõ phạm vi, ranh giới phần diện tích xây dựng chung cư, phần diện tích đất sử dụng chung trong khu đô thị; ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Đặc biệt, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiên quyết tổ chức cưỡng chế thu hồi kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định của pháp luật về nhà ở và quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư đã ban hành.
Đồng thời, xử lý nghiêm các trường hợp thành viên ban quản trị sử dụng kinh phí bảo trì trái quy định của pháp luật.
Thủ tướng cũng giao UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo UBND các quận, huyện trên phạm vi địa bàn ban hành quyết định công nhận ban quản trị nhà chung cư theo quy định của pháp luật về nhà ở; Ủy ban nhân dân cấp phường theo dõi, kiểm tra, giải quyết các vướng mắc phát sinh trong công tác quản lý sử dụng, vận hành nhà chung cư theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục vừa cho biết, Hà Nội hiện có 840 nhà chung cư đi vào vận hành. Hiện nay, tại các chung cư còn tồn tại và nổi lên các vấn đề như: Tranh chấp diện tích sử dụng, bàn giao quỹ bảo trì 2%, tranh chấp xây dựng, chuyển hóa tầng sinh hoạt chung thành căn hộ, chưa tổ chức hoặc tổ chức hội nghị nhà chung cư nhưng không thành công, kết nối hạ tầng...
Trong 71 tòa còn tồn tại các vấn đề, Sở Xây dựng đã kiểm tra 66 nhà chung cư và đến hết tháng 10 kiểm tra các tòa còn lại. “Sở sẽ tiếp tục tập trung kiểm tra, xử lý và cần sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền của các quận, huyện, thị xã. Việc vào cuộc quyết liệt sẽ hạn chế sự vi phạm của các chủ đầu tư”, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết.
Chung cư bị "cắm" ngân hàng, cư dân lo mất nhà
Sau khi nghe tin toàn bộ dự án và các căn hộ tại dự án Golden Field bị chủ đầu tư thế chấp tại ngân ... |
TP.HCM cưỡng chế ngôi chùa trái phép trên nóc chung cư
Chủ đầu tư chung cư La Bonita cố tình vi phạm khi hoàn thiện ngôi chùa trên nóc chung cư quan khoảng thời gian bị ... |
Chung cư SHP Plaza Hải Phòng bị tố vi phạm quy định PCCC
Bức xúc vì bị khách sạn Mercure tự ý tắt hệ thống chuông báo cháy, lối thoát hiểm tầng thượng bị khóa lại và nhiều ... |
Ban quản lý Hapulico lên tiếng về cảnh bát nháo tại chung cư
Ban quan lý Hapulico thừa nhận có mâu thuẫn với cư dân và cho biết sẽ chỉ đạo giảm tải hoạt động tại chợ thuốc. |
Ngày đăng: 10:37 | 11/10/2018
/ http://danviet.vn