Trong năm học vừa qua, Hà Nội dành 19 nghìn tỷ đồng để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học, chiếm tỷ lệ 25,5% mức chi từ ngân sách. Tuy nhiên, do áp lực tăng dân số cơ học đã khiến nhiều khu vực vẫn rơi vào tình trạng thiếu trường lớp.

Tại hội nghị tổng kết năm học 2017-2018, triển khai nhiệm vụ năm học 2018-2019, ông Ngô Văn Quý - Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội thừa nhận, công tác phân tuyến tuyển sinh của các trường trên địa bàn thành phố Hà Nội còn chưa thực sự phù hợp. Việc quy hoạch trường lớp chưa đồng bộ dẫn đến tình trạng thiếu trường, lớp cục bộ.

chi 19 nghin ty dong ha noi van thieu truong lop

Việc quy hoạch trường lớp chưa đồng bộ dẫn đến tình trạng thiếu trường, lớp cục bộ.

Hà Nội hiện có tổng cộng 2.641 trường mầm non, phổ thông và 2 trường trung cấp chuyên nghiệp với gần 55 nghìn nhóm lớp, gần 2 triệu học sinh. So với cùng kỳ năm trước đã tăng 60 trường, 5.083 nhóm lớp với hơn 134 nghìn học sinh.

Qua rà soát quy hoạch mạng lưới trường học trên địa bàn 30 quận huyện, Sở GD&ĐT nhận thấy, nhiều khu đô thị, khu công nghiệp tập trung trong các quận nội thành như Hà Đông, Hoàng Mai, Đống Đa, Nam Từ Liêm,… vẫn còn thiếu trường lớp; thiếu đất cho xây dựng trường học.

Trong khi đó, có nhiều huyện ngoại thành dễ bố trí địa điểm xây dựng trường như Ba Vì, Đông Anh, Ứng Hòa,… nhưng lại thiếu nguồn lực đầu tư.

Trước thực trạng trên, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, ông Lê Ngọc Quang cho biết, hàng năm, Hà Nội rất chú trọng đầu tư xây mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp trường học. Tuy nhiên, nguồn kinh phí đưa ra vẫn chưa đủ đảm bảo đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng tiêu chuẩn về trường, lớp học.

Dân số tăng nhanh, nhiều khu đô thị, khu công nghiệp tiếp tục xây mới đã gây áp lực về cơ sở vật chất và tình trạng thiếu trường, lớp học. Thủ đô còn tồn tại một số trường đã cũ chưa được cải tạo kịp thời, nhà vệ sinh tại nhiều trường học chưa đạt chuẩn.

Vì thế, Sở đã trình UBND Thành phố xem xét phê duyệt quyết định điều chỉnh bổ sung quy hoạch mạng lưới trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030.

Trong đó, Sở đề xuất đến năm 2030, toàn thành phố cải tạo và xây mới 1.557 trường học gồm xây mới 1.275 trường, cải tạo 282 trường.

Tổng kinh phí cho việc cải tạo, xây mới này dự kiến lên tới 74 nghìn tỷ đồng, trong đó công lập là 65,6 nghìn tỷ cho 1.389 trường; ngoài công lập 8,4 nghìn tỷ đồng cho 168 trường.

Đại diện Sở GD&ĐT cho biết thêm, trong năm học 2017-2018, Hà Nội đã xoá được hơn 6.000 phòng học xuống cấp, tăng 66 trường học với 22 nghìn phòng học mới. Tỷ lệ nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn đạt 78%, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia chiếm 62%.

Thúy Nga

chi 19 nghin ty dong ha noi van thieu truong lop Các trường muốn được rà soát, rồi sao nữa?

Lãnh đạo một trường đại học cho biết, mong muốn được rà soát thí sinh đã trúng tuyển trường mình. Có được rà soát? Sau ...

chi 19 nghin ty dong ha noi van thieu truong lop Thí sinh các tỉnh niền núi bứt phá ngoạn mục vào trường công an năm 2018

Năm nay, các thí sinh đến từ những cụm thi vướng "lùm xùm" điểm thi THPT Quốc gia 2018 tại vùng cao đều là thủ ...

chi 19 nghin ty dong ha noi van thieu truong lop Thí sinh Sơn La đỗ điểm cao ĐH Y Hà Nội: “Trường sẽ đặc biệt quan tâm“

-Theo danh sách thí sinh trúng tuyển ĐH Y Hà Nội vừa công bố, một thí sinh Sơn La trúng tuyển ngành Y đa khoa ...

Ngày đăng: 17:06 | 10/08/2018

/ http://vietnamnet.vn