Khi trẻ bị sốt, cha mẹ thường phân vân không biết có nên cho trẻ ở phòng máy lạnh không?
Dưới đây là câu trả lời của chuyên gia sức khỏe trên theconversation và những thông tin hữu ích trong chăm sóc trẻ khi bị sốt, đặc biệt là mùa nắng nóng này trẻ rất dễ bị bệnh.
Mặc quần áo nhẹ
Khi sốt, nhiệt độ cơ thể của cơ thể quá cao và chúng ta phải hạn chế sự ấm lên dưới bất kỳ hình thức nào. Quần áo hoạt động như một chất cách điện và ngăn ngừa nhiệt từ bề mặt da tỏa vào môi trường. Trẻ em bị sốt không nên đắp chăn hoặc tiếp xúc với nước nóng, lò sưởi để giữ ấm. Hãy cho trẻ mặc quần áo mỏng bằng vải dệt để thoáng khí.
Quần áo nặng như áo sơ mi dày, áo len và áo jacket cũng như mũ là những loại không nên mặc khi sốt.
Sử dụng quạt hoặc máy lạnh
Quạt điện hoặc máy điều hòa không khí có thể là một cách hiệu quả để giữ trẻ mát trong suốt cơn sốt. Cố gắng không cho trẻ ở gần quạt hoặc điều hòa không khí. Làm mát quá mức tức là làm giảm nhiệt độ cơ thể dưới mức bình thường cũng có thể gây nguy hiểm. Sử dụng quạt điện hoặc máy điều hòa không khí để luân chuyển không khí mát mẻ trong phòng để cho luồng không khí trực tiếp tiếp xúc với trẻ. Thậm chí quạt cầm tay đơn giản cũng đủ để di chuyển không khí có thể hữu ích trong việc làm mát.
Tuy nhiên, nếu là thời tiết lạnh, thì không cần sử dụng quạt hoặc máy điều hòa để giảm nhiệt độ môi trường.
Nghỉ ngơi và ngủ
Khi bác sĩ đề nghị cho trẻ nghỉ ngơi tại giường, chắc chắn có lý do. Nghỉ ngơi trên giường sẽ làm giảm nhiệt độ cơ thể. Ngủ sẽ dễ dàng hơn khi nhiệt độ cơ thể tự nhiên giảm xuống. Nhưng ngay cả khi trẻ không buồn ngủ, nghỉ ngơi tại giường cũng quan trọng khi bị ốm. Cơ thể cần nghỉ ngơi và ngủ để phục hồi.
Nhưng nếu trẻ bị sốt đang ngủ quá nhiều, không phản hồi khi bị đánh thức và không uống bất kỳ thức uống gì, thì cần gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Không hoạt động mạnh
Vận động cơ thể có nghĩa là cơ thể cần nhiều năng lượng hơn. Và sản xuất năng lượng có nghĩa là nhiệt được tạo ra. Dù trẻ không phải lúc nào cũng muốn nằm trên giường cả ngày, nhưng cần cho chúng không hoạt động mạnh khi sốt. Đương nhiên trẻ em sẽ muốn chơi và điều này thường đòi hỏi nhiều hoạt động thể chất hơn người lớn. Nhưng điều này sẽ chỉ làm tăng nhiệt độ cơ thể thêm, ngay cả khi trẻ mặc quần áo nhẹ và có đủ thông gió trong môi trường sống.
Nếu trẻ sốt do nhiễm trùng, hoạt động thể chất cũng có thể thúc đẩy sự lây lan của các vi sinh vật gây bệnh.
Phun nước
Nước bốc hơi từ bề mặt da có thể giải nhiệt hiệu quả. Nó hoạt động tương tự như mồ hôi. Ngoài ra, nước có khả năng hấp thụ nhiệt mà không tăng nhiệt độ cơ thể. Vì lý do này, nước có thể hữu ích trong việc làm mát cơ thể. Cha mẹ nên nhẹ nhàng phun xịt da hoặc sử dụng một miếng vải ẩm để chà da làm mát trẻ. Điều quan trọng là không sử dụng quá nhiều nước. Chỉ cần làm ẩm da nhiều lần là đủ. Không sử dụng nước đá vì có thể gây khó chịu cho trẻ. Không nên dùng đá lạnh trực tiếp lên da vì nó có thể làm hỏng da.
Tắm để làm mát cơ thể
Tắm có thể giúp làm mát cơ thể do các tính chất của nước là làm mát. Ngồi trong bồn tắm có thể hữu ích khi nhiệt từ cơ thể hấp thụ nước xung quanh. Nhưng đừng đặt trẻ trong bồn nước lạnh hoặc bồn tắm có đá, mà là bồn tắm bằng nước ấm. Cho phép trẻ ngồi trong bồn tắm và đắp nước lên đầu và mặt nhẹ nhàng. Nếu trẻ run, hãy cho chúng ra khỏi bồn tắm.
Uống nhiều chất lỏng
Điều quan trọng là cho trẻ uống nhiều chất lỏng hơn bình thường trong suốt thời gian trẻ không khỏe, đặc biệt là trong thời gian sốt. Chất lỏng từ cơ thể bị mất chủ yếu ở dạng mồ hôi trong và sau khi sốt. Nếu trẻ bị ói mửa hoặc bị tiêu chảy thì tình trạng mất nước càng trầm trọng thêm. Trên thực tế, sốt có thể là triệu chứng mất nước nghiêm trọng. Tốt nhất là bạn nên cho trẻ uống dung dịch bù nước và chất điện phân tối ưu để tránh mất nước và không tiêu chảy.
Trẻ bị sốt xuất huyết nên ăn uống như thế nào?
Khi trẻ bị sốt xuất huyết nếu muốn bé nhanh hồi phục, các bậc cha mẹ cần có chế độ ăn uống đảm bảo đủ ... |
Ngày đăng: 17:00 | 14/03/2018
/ Báo Thanh Niên