Việc Ankara và Washing đạt được thỏa thuận thiết lập vùng an toàn tại miền bắc Syria, cũng như nỗ lực của chính quyền Tổng thống Erdogan trong việc đẩy mạnh chính sách ngoại giao đa cực đã giúp cải thiện quan hệ với chính quyền Tổng thống Trump.
Những nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ ở miền bắc Syria đang tạo ra kết quả như mong đợi khi Lực lượng Bảo vệ Nhân dân (YPG) đang tiếp tục rút lui. Tổng thống Recep Tayyip Erdoğan tuần trước nói rằng ông có thể thực hiện các kế hoạch trong một khoảng thời gian ngắn để loại bỏ lực lượng YPG, bao gồm những hoạt động chống lại lực lượng này.
Ông Erdogan đã tuyên bố: "Chúng tôi không có nhiều thời gian hay kiên nhẫn về vùng an toàn. Trong vòng vài tuần nếu binh lính của chúng tôi không bắt đầu kiểm soát khu vực này, sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc thực hiện kế hoạch hoạt động của chính chúng tôi."
Thông điệp này của Tổng thống Erdogan được gửi đến YPG cũng như tới Washington, và sự quyết đoán của ông dường như đã tạo ra một kết quả tích cực.
Theo một thỏa thuận đã được thông qua vào đầu tháng này giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ, một trung tâm hoạt động chung đã được thiết lập cho vùng an toàn theo kế hoạch, nhưng quy mô của khu vực và cách thức quản lý vẫn chưa rõ ràng.
Thổ Nhĩ Kỳ đã rất nỗ lực phối hợp với Mỹ để kiểm soát vùng an toàn trong phạm vi 30-40 km chạy về phía đông của Euphrates đến tận biên giới với Iraq. Thứ Sáu tuần trước, Tổng thống Erdoğan nói rằng họ đã tạm thời đồng ý với phạm vi vùng an toàn hẹp hơn 32 km do Mỹ đề xuất.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump gặp nhau bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka, Nhật Bản, vào ngày 29-6-2019 (Ảnh AFP)
Mỹ đang thay đổi lập trường của mình một cách đáng ngạc nhiên và tiến gần hơn đến quan điểm của Thổ Nhĩ Kỳ. Đã có những căng thẳng giữa hai nước trong nhiều năm qua về tình hình ở miền bắc Syria và bây giờ tình hình đã có vẻ sáng sủa sơn.
Vậy, điều gì có thể là lý do cho sự thay đổi trong chính sách của Mỹ ?
Cả hai quốc gia đều có quân nhân trong khu vực và họ muốn tìm ra điểm chung và cách để tránh xung đột giữa hai lực lượng. Quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống tên lửa S-400 từ Nga là một điểm căng thẳng lớn trong mối quan hệ này nhưng giờ đây, dường như Ankara sẵn sàng hợp tác với Washington.
Thổ Nhĩ Kỳ luôn nhấn mạnh rằng họ muốn có một nền ngoại giao đa cực và việc có S-400 không phải là một trở ngại trong liên minh với Mỹ, nhưng Washington đã phản ứng rất tiêu cực với quyết định này. Bây giờ mọi thứ đang “hạ nhiệt”. Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ sẽ không kích hoạt tên lửa cho đến tháng 4 năm 2020 và cho phép “để ngỏ” các kênh đàm phán với Mỹ. Washington sau đó cũng “hồi đáp” bằng việc cử một đại sứ mới tới Ankara như là cách thể hiện thiện chí của mình. David Satterfield, đại sứ mới của Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ, đã được chào đón vào ngày 28-8 tại Khu phức hợp Beştepe thuộc dinh Tổng thống.
Đại sứ Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ David Satterfield
Lý do thiết yếu tại sao Mỹ đang tìm kiếm sự hợp tác nhiều hơn với Thổ Nhĩ Kỳ chính là ý chí tăng cường quan hệ với các đồng minh để đối chọi lại với Nga và Syria.
Nói tóm lại, có thể nói rằng mối quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Mỹ đang trở lại đúng hướng và sự nhấn mạnh của Ankara về chính sách ngoại giao đa cực dường như đang tạo ra kết quả mang tính xây dựng.
Căng thẳng Mỹ - Trung, nhiều doanh nghiệp sản xuất chuyển sang Việt Nam
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung cùng với các hiệp định thương mại tự do mới đã ảnh hưởng tích cực đến thị trường ... |
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung xuất hiện dấu hiệu hạ nhiệt
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đã có dấu hiệu hạ nhiệt sau 3 ngày Mỹ và Trung Quốc đồng loạt áp đặt mức thuế quan ... |
Lebanon và Israel căng thẳng đến mức chưa từng thấy
Dự án "tên lửa chính xác" của Phong trào Hezbollah do Iran hậu thuẫn làm bùng phát căng thẳng trong khu vực đến mức chưa ... |
Ngày đăng: 21:57 | 06/09/2019
/ anninhthudo.vn