Sân bay quốc tế Al Maktoum lớn nhất thế giới tại Dubai (UAE) sẽ phải tạm dừng mà chưa hẹn ngày tiếp tục vì cạn kiệt nguồn kinh phí trong bối cảnh kinh tế vùng Vịnh đang suy yếu.
Theo Bloomberg, nguồn tài chính mở rộng bị đóng băng là lý do khiến dự án sây bay Al Maktoum bị hoãn. Được thiết kế để trở thành một trong những sân bay lớn nhất thế giới, cảng hàng không Maktoum dự tính có sức chứa hơn 250 triệu hành khách mỗi năm.
Đây là sân bay đông thứ 7 trên thế giới với 66,4 triệu lượt khách qua lại mỗi năm. Sân bay này có thể đón trên 200 triệu lượt khách một năm. Sân bay mới khi hoàn thành sẽ tạo ra hơn 322.000 việc làm tại UAE và đóng góp 28% GDP quốc gia vào năm 2020.
Sân bay này được kỳ vọng trở thành một siêu trung tâm trị giá 36 tỷ USD, cho phép hãng hàng không Emirates có trụ sở tại Dubai củng cố vị thế là hãng vận tải đường dài số 1 thế giới.
Trái ngược với kỳ vọng, tình hình kinh tế khó khăn khiến cho sân bay đứng trước nguy cơ phải dừng hoạt động. Năm ngoái, nền kinh tế của Dubai đã tăng trưởng với tốc độ chậm nhất kể từ năm 2010, khi trung tâm thương mại chính của vùng Vịnh đã phải vật lộn với sự sụp đổ từ căng thẳng địa chính trị và giá dầu thấp.
Ngành du lịch nước này đã bị đình trệ kể từ năm 2017. Hãng hàng không Emirates Airlines loay hoay nghiên cứu cách tốt nhất để phát triển chiến lược của mình. Hãng hàng không này gặp khó khăn trong việc bổ sung các tuyến mới và đang nỗ lực cơ cấu lại các đội bay của mình do việc hủy bỏ máy bay phản lực siêu khổng lồ Airbus SE A380.
Đầu tư sân bay là một cuộc chơi tốn kém và nhiều quốc gia đã phải gánh nợ nần. Theo thông tin từ Nikkei, các sân bay nhỏ và vừa của Trung Quốc đang tiêu tốn quá nhiều tiền khiến chính phủ Trung Quốc phải bỏ tiền ra hỗ trợ.
Bắc Kinh đã phải chi khoảng 266 triệu USD để trợ cấp cho các sân bay thua lỗ trong năm 2018, số tiền gấp ba so với năm 2013. Sự chật vật của các sân bay cũng cho thấy hạn chế trong chính sách muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương thông qua chi tiêu lớn cho cơ sở hạ tầng của Trung Quốc.
Số lượng hành khách đi lại bằng đường hàng không chạm mức 610 triệu vào năm 2018. Tuy nhiên, trong khi những sân bay hàng đầu thế giới như Bắc Kinh hay Thượng Hải ngày một bận rộn hơn, thì nhiều sân bay khác lại bị bỏ lại phía sau. Năm 2018, cứ 10 sân bay quy mô nhỏ và vừa thì có 1 sân bay phải đối diện với tình trạng số lượng hành khách sụt giảm.
Năm 2016, Cơ quan hàng không dân dụng Trung Quốc đưa ra kế hoạch đầy tham vọng là tăng số lượng hành khách đi máy bay lên 720 triệu vào năm 2020, tăng 60% so với năm 2015. Đồng thời, đưa ngành hàng không Trung Quốc lên danh sách xếp hạng hàng đầu thế giới.
Trong khi đó, nhiều sân bay gặp khó khăn trong bối cảnh biểu tình ngày càng gia tăng. Theo số liệu từ ngày 1/8 đến 21/8, số khách du lịch quá cảnh tại sân bay quốc tế Hong Kong đã giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 4,16 triệu khách. Khách du lịch đến Hong Kong giảm gần 50% trong giai đoạn từ 15/8 đến 20/8.
Người biểu tình Hong Kong đã tràn vào các sảnh đến và sảnh đi để chặn hành khách làm thủ tục check-in hoặc kiểm tra an ninh, khiến hàng trăm chuyến bay bị hủy. Đây là lần đầu tiên sân bay ở Hong Kong buộc phải hủy chuyến do biểu tình.
Sân bay Hong Kong là sân bay có lượng khách đi lại đông thứ 8 thế giới, giải quyết dịch vụ đi lại cho khoảng 73 triệu hành khách mỗi năm. Năm 2018, sân bay quốc tế Hong Kong đã vận chuyển 5,1 triệu tấn hàng, tương đương 3,71 nghìn tỷ đôla Hong Kong (473 tỷ USD) trong tổng giá trị thương mại của Hong Kong.
“Đây là điều chưa từng có tại sân bay Hong Kong. Biểu tình thực sự gây thiệt hại nặng nề cho lĩnh vực hàng không”, tiến sĩ Law cho hay. Còn Iris Pang, chuyên gia kinh tế của viện tài chính toàn cầu ING Greater tại Trung Quốc, cho biết rất khó để đánh giá chính xác thiệt hại kinh tế nhưng hoạt động vận chuyển hàng hóa của sân bay phải chịu tác động nhất định.
Bùn phụt lên đường băng sân bay Nội Bài, có tiền cũng chưa thể sửa |
Mục sở thị siêu sân bay 20 tỷ USD giữa biển ở Nhật Bản |
Ngô Kinh chỉ thẳng mặt, đuổi phóng viên khi bị chụp hình ở sân bay |
Ngày đăng: 10:06 | 02/09/2019
/ vietnamnet.vn