Theo các “hiệp sĩ”, nhóm tội phạm cao tuổi có nhiều kinh nghiệm, khi đi gây án thường có không dưới 3 tên, phân công nhiệm vụ cụ thể kẻ giật trước, giật sau, kẻ sẽ làm nhiệm vụ cản địa.

cac hiep si khuyen tranh chong cuop giat the nao

Nếu chúng đi một mình thì thường có theo một túi xách, trong đó có thể có hung khí như dao, dao bấm hoặc bình xịt hơi cay, roi điện...

Rất manh động

Với 10 năm kinh nghiệm làm “hiệp sĩ”, Nguyễn Trọng Nghĩa (35 tuổi, thuộc đội “hiệp sĩ” quận Tân Bình TPHCM) cho hay, tội phạm bây giờ rất manh động. Khi bị truy bắt, chúng có thể dùng bất kỳ thứ gì có được để chống trả, tìm đường thoát thân.

Hiện nay, xu hướng tội phạm cướp giật, trộm cắp đang dần trẻ hơn so với trước đây và có sự phân chia theo các nhóm già – trẻ.

Những nhóm cao tuổi nhiều kinh nghiệm, khi đi gây án thường có không dưới 3 tên, phân công nhiệm vụ cụ thể ai là người giật trước, ai giật sau và ai sẽ làm nhiệm vụ cản địa. Thông thường, khi 1 tên trong nhóm giật tài sản hay trộm xe thì luôn có 1 tên hỗ trợ, canh chừng.

Lúc bị người dân, “hiệp sĩ” hay các chiến sĩ công an truy đuổi, chúng luôn có lực lượng làm nhiệm vụ cản địa trước, sau nên việc truy bắt gặp rất nhiều khó khăn.

Theo “hiệp sĩ” Nguyễn Thanh Hải (Đội trưởng Đội phòng chống tội phạm Bình Dương - người có 20 năm kinh nghiệm bắt cướp với tổng cộng 2.000 vụ từ năm 1997 tới nay), tội phạm đi “ăn” một mình lại thường đeo một túi xách, trong đó có thể có hung khí như dao, dao bấm hoặc bình xịt hơi cay, roi điện. Thủ đoạn của chúng, khi phát hiện sẽ bám theo “con mồi” tới khu vực vắng người để ra tay. Nếu ra tay ở khu vực vắng người, "con mồi” kháng cự sẽ “lĩnh” hậu quả nặng nề.

Trường hợp ở khu vực đông người, bọn cướp giật đơn lẻ sẽ ra tay rất mạnh, dứt khoát với các hình thức như vừa giật vừa đạp đổ xe gây tai nạn cho “con mồi” và chạy rất nhanh, luồn lách bất chấp nên người dân đi đường rất khó truy đuổi.

Ứng phó thế nào?

Theo “hiệp sĩ” Nguyễn Thanh Hải, ở miền Nam nói chung, phụ nữ thường thích mang trang sức và chính là “con mồi ngon nhất” bởi dễ cướp, kháng cự yếu ớt. Vì vậy, chị em phụ nữ tốt nhất không nên phơi bày trang sức vàng bạc trên người. Trường hợp thích mang khi ra đường thì nên che kín trách sự nhòm ngó của tội phạm hay kích thích lòng tham của kẻ khác.

Còn nếu phát hiện thấy người lạ đi theo mình thì nên đi thẳng tới khu vực đông người hoặc nhà dân để được an toàn.

Trường hợp bi cướp giật, nếu không có “nghề” thì không nên truy đuổi, dễ bị tai nạn giao thông do không thể lái xe được như… cướp. Ở tình huống này, cần cố gắng bình tĩnh lại, nhìn ghi thật nhanh màu xe, biển số, hình dạng kẻ cướp để báo ngay với công an khu vực gần nhất và các “hiệp sĩ”.

“Với hơn 20 năm kinh nghiệm, tôi cho rằng chỉ cần người dân kịp ghi nhận lại hình dạng, màu, loại xe và biển số thì các “hiệp sĩ” hay cơ quan chức năng có khả năng tìm ra đối tượng rất cao!”, anh Nguyễn Thanh Hải khẳng định.

cac hiep si khuyen tranh chong cuop giat the nao Nếu Công an TP.HCM làm tròn nhiệm vụ thì người dân đâu phải lao vào chốn hiểm nguy

Nếu như Công an TP.HCM làm tròn nhiệm vụ bảo vệ cuộc sống bình yên cho mọi người, thì đâu đến nỗi những người dân một ...

cac hiep si khuyen tranh chong cuop giat the nao Ông Phan Anh Minh: "Hiệp sĩ làm việc nghĩa cũng phải xác định giới hạn"

Phó giám đốc Công an TP HCM bày tỏ day dứt trước cái chết của 2 hiệp sĩ đường phố vì họ không được đào ...

Ngày đăng: 08:43 | 16/05/2018

/ https://laodong.vn