Bộ GTVT thiên về phương án giữ nguyên vị trí trạm hiện tại, tiếp tục giảm giá chung cho tất cả các phương tiện khoảng 30% so với ban đầu.

Đó là một trong 5 giải pháp Bộ GTVT trình Thủ tướng Chính phủ về phương án thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ hoàn vốn đầu tư dự án BOT quốc lộ 1 được ông Nguyễn Nhật - Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết, tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Tiền Giang, ngày 12/4.

Theo ông Nhật, các phương án trên Thủ tướng sẽ quyết định phương án thích hợp nhất.

Cũng theo ông Nhật, trong 5 phương án vừa nêu, Bộ GTVT thiên về phương án 1, các phương án khác có những bất lợi riêng.

Cụ thể phương án 1: Đề nghị giữ nguyên vị trí trạm hiện tại, tiếp tục giảm giá chung cho tất cả các phương tiện qua trạm, tức khoảng 30% so với ban đầu.

Lúc này các phương tiện nhóm 1 (xe 4 chỗ) sẽ tiếp tục được giảm từ 25.000 đồng/lượt xuống còn 15.000 đồng/lượt. Đây là mức thu thấp nhất trong tất cả các dự án BOT trên quốc lộ 1 hiện nay.

bot cai lay giu nguyen vi tri duoc cho la toi uu

Bộ GTVT thiên về phương án giữ nguyên vị trị đặt trạm và giảm mức thu phí. Ảnh Dân Việt

Đồng thời mở rộng phạm vi miễn giảm giá cho các phương tiện vùng lân cận. Chẳng hạn, đối với Thị xã Cai Lậy sẽ áp dụng miễn giảm thêm xã Long Khánh và phường 2.

Đối với huyện Cái Bè giảm thêm xã An Cư, xã Mỹ Hội. Giảm giá 100% cho các loại xe buýt và các loại phương tiện không sử dụng để kinh doanh; giảm 50% cho các loại phương tiện sử dụng để kinh doanh.

Theo tính toán, với phương án này, thời gian hoàn vốn đầu tư dự án khoảng 15 năm 9 tháng. Bộ GTVT phân tích phương án này có ưu điểm là không phải bố trí ngân sách Nhà nước hỗ trợ, đồng thời giảm một phần chi phí vận chuyển hàng hóa, chi phí đi lại của người dân.

Phương án này còn đạt mục tiêu quan trọng của dự án là phân luồng giảm ùn tắc, TNGT ô nhiễm môi trường trung tâm thị xã Cai Lậy. Nhược điểm là phải kéo dài thời gian hoàn vốn.

Phương án 2: là lập thêm một trạm trên tuyến tránh và thu cả 2 trạm. Lúc đó trạm trên QL1 sẽ thu giá 15.000 đồng/lượt, trạm trên tuyến tránh thu giá 25.000 đồng/lượt đối với các phương tiện nhóm 1.

Nhưng phương án trên sẽ phát sinh kinh phí đầu tư xây dựng thêm trạm ở vị trí mới khoảng 90 tỷ đồng, địa phương phải bố trí thêm diện tích GPMB để làm trạm. Phương án này sẽ dẫn đến tình trạng các phương tiện tập trung đi trên QL1 do mức giá trên QL1 thấp hơn tuyến tránh, gây ùn tắc, TNGT.

Phương án 3: Giữ nguyên vị trí trạm mức giá 25.000 đồng/lượt phương tiện nhóm 1, thu giá hoàn vốn khoảng 7 năm 7 tháng. Nhưng do dư luận còn một số ý kiến cho rằng vị trí trạm thu giá đặt sai nên cần tuyên truyền để người dân hiểu rõ việc đặt trạm là đúng quy định.

Bộ GTVT đề xuất phương án 4, là đặt trạm thu giá trên tuyến tránh. Về lý thuyết có thể dự báo được lưu lượng xe qua tuyến tránh nhưng kết quả sẽ thiếu chính xác do tính chất phức tạp của dự án nên chưa thể định lượng được mức độ chấp nhận của người sử dụng dịch vụ.

Phương án 5 là đàm phán nhà đầu tư chuyển đổi hình thức hợp đồng tương tự như hợp đồng xây dựng - thuê dịch vụ - chuyển giao (hợp đồng BLT), xóa bỏ trạm BOT Cai Lậy hiện nay, không thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ và dùng vốn Nhà nước thanh toán hàng năm cho nhà đầu tư tương ứng với doanh thu hợp đồng BOT đã ký.

Thời gian hoàn trả tương ứng thời gian thực hiện hợp đồng BOT (7 năm 7 tháng). Số tiền thanh toán hàng năm có thể phát sinh (đã bao gồm lãi vay phát sinh) lên 2.026 tỷ đồng.

Thứ trưởng Nguyễn Nhật cũng cho biết trên cả nước hiện có 9 dự án đầu tư theo hình thức BOT được triển khai trên nền đường cũ và đầu tư tuyến tránh tượng tự như dự án BOT quốc lộ 1 Tiền Giang.

Thời gian qua cũng có một số vụ việc mất an ninh xảy ra tại các trạm thu giá này, tuy nhiên Bộ GTVT, Bộ Công an phối hợp với chính quyền các địa phương có nhiều phương án xử lý, tình hình đã ổn định, riêng chỉ trạm Cai Lậy chưa xử lý được.

Vì vậy sắp tới đề nghị chính quyền địa phương phối hợp hỗ trợ để công tác thu giá dịch vụ trên tuyến này được thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng.

Trong một diễn biến liên quan, ngày 4/12/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu dừng thu phí trạm BOT Cai Lậy trong 1 – 2 tháng. Trong thời gian dừng này, Bộ GTVT và tỉnh Tiền Giang sẽ đánh giá lại toàn diện và đề xuất phương án xử lý.

Về phương án xử lý BOT Cai Lậy, đã có nhiều chuyên gia chỉ rõ giải pháp thích hợp nhất là phải di dời trạm BOT về đúng vị trí. Và hơn nữa, cần một giải pháp tổng thể giải quyết tất cả các trạm chứ không chỉ là trạm Cai Lậy.

bot cai lay giu nguyen vi tri duoc cho la toi uu BOT Cai Lậy, khó vậy sao?!

Phương án giải quyết căn cơ với trạm thu giá (phí) BOT Cai Lậy lại trễ hẹn bởi tới nay vẫn chưa có phương án ...

bot cai lay giu nguyen vi tri duoc cho la toi uu Bộ GTVT nói gì về việc di dời trạm thu phí BOT Cai Lậy?

Lãnh đạo Bộ GTVT cho biết trong các phương án của Bộ này đưa ra về hướng xử lý đối với trạm thu phí BOT ...

Sơn Ca (Tổng hợp)

Ngày đăng: 14:31 | 13/04/2018

/ http://baodatviet.vn