Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, Bộ đã chỉ đạo cơ sở có bảo mẫu bạo hành trẻ ở Đà Nẵng phải dừng hoạt động và cho cô giáo ra khỏi ngành.
Trao đối với báo chí bên hành lang kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV ngày 22/5, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ khẳng định, cơ sở có hành vi bạo hành trẻ em ở Đà Nẵng dứt khoát phải bị đình chỉ hoạt động. Riêng với cá nhân cô, thầy có hành động bạo hành trẻ tương tự nhất định phải cho ra khỏi ngành.
Đối với các thầy cô giáo dạy trẻ mầm non, ông Nhạ cho rằng, Chính phủ rất quan tâm, chia sẻ vì việc dạy dỗ các em ở lứa tuổi này hết sức vất vả, căng thẳng, một cô có khi phụ trách 30-40 cháu, nhưng vi phạm phải bị xử lý nghiêm. Đối với nhóm trẻ tư thục, xã phường cấp phép, vì thế khâu thanh kiểm tra thuộc về các phòng, Sở Giáo dục và đào tạo.
Bộ trưởng chỉ đạo cho cô giáo bạo hành trẻ ở Đà Nẵng ra khỏi ngành. Ảnh cắt từ clip |
“Trách nhiệm để xảy ra các vụ bạo hành trước hết ở các địa phương. Cụ thể là xã, phường nơi cấp phép cho cơ sở mầm non tư thục hoạt động, sau đó đến cấp quản lý tiếp theo…”, ông Nhạ nói.
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, TP Đà Nẵng là một trong những địa phương đi đầu về xã hội hóa. Có tới 40% cơ sở tư thục, trong đó có nhóm trẻ tư thục và trường mầm non. Bên cạnh sự tích cực, còn tồn tại một số vấn đề như vụ việc bạo hành trẻ tại Nhóm trẻ độc lập Mẹ Mười vừa qua.
Nguyên nhân chủ yếu của vụ việc này xuất phát từ điều kiện mở nhóm trẻ tư thục ở cơ sở dễ dàng, giáo viên chưa được tuyển chọn kỹ càng, dẫn đến những hành động đáng phê phán, vô nhân tính.
Để xử lý dứt điểm các vi phạm tại các cơ sở mầm non, nhóm tư thục, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, quan trọng là tổ chức thực hiện ở cơ sở, trong đó việc tuyển chọn giáo viên đóng vai trò nòng cốt. Giáo dục mầm non vất vả, căng thẳng. Một cô có khi phụ trách 30 – 40 cháu, mỗi trẻ một tính. Vấn đề này chia sẻ được, nhưng phải có giới hạn. Đã là cô giáo thì phải đúng nghĩa là cô giáo.
Liên quan tới cấp phép trường, Bộ trưởng cho biết, cơ sở mầm non, nhóm tư thục có thể do xã phường cấp phép, nhưng khâu thanh kiểm tra phải rất sát sao. Bên cạnh giải pháp căn cơ từ thầy cô giáo, chính quyền địa phương phải tạo điều kiện cho giáo viên, vì phải làm việc trong môi trường căng thẳng và vất vả. Các cấp, ngành, phụ huynh đều phải có trách nhiệm liên quan.
Trước đó, ngày 21/5, trên trang mạng xã hội lan truyền clip quay lại cảnh hai bảo mẫu ở tuổi trung niên đang cho các trẻ ăn cháo. Lúc này, một bảo mẫu cho một bé trai khoảng 2 tuổi ăn cháo trong tư thế bé này nằm dưới sàn và không được mặc áo.
Bảo mẫu này liên tục đút cháo vào miệng mặc cho bé trai. Trong lúc bảo mẫu này đút cháo, bé trai lắc đầu qua lại thì bị bà này ném áo lên mặt và dùng tay tát nhiều lần vào mặt bé. Cơ quan chức năng vào cuộc và sau đó xác định vụ việc xảy ra tại Đà Nẵng.
Vũ Đậu (T/h)
Vụ đánh trẻ tại Đà Nẵng: Bảo mẫu khai gì?
Tại cơ quan điều tra, bảo mẫu tại cơ sở độc lập Mẹ Mười khai nhận, do bực tức bé trai 3 tuổi không chịu ... |
Căn cứ vào đâu để nói các em nhỏ bị bạo hành tại Đà Nẵng “không sao”?
Việc Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng cho rằng, các em nhỏ tại nhóm trẻ Mẹ Mười (Thanh Khê, Đà Nẵng), kể cả ... |
Bảo mẫu bóp đầu, tát dã man trẻ, Trưởng phòng giáo dục ở Đà Nẵng: \'Không có bé nào bị tổn thương\'
"Tất cả 14 trẻ không có bé nào bị tổn thương về tinh thần và thể xác, kể cả cháu bị bạo hành trong clip ... |
Ngày đăng: 22:09 | 22/05/2018
/ Đời sống Pháp luật