Theo Bộ trưởng Quốc phòng Israel, Avigdor Lieberman, không thể dựa vào Không quân trong nhiệm vụ bảo vệ đất nước mà vai trò quyết định phải là lực lượng tên lửa.
Không quân dễ bị tê liệt
Tuyên bố của ông Avigdor Lieberman được đưa ra khi nói về vai trò của các lực lượng trong quân đội Israel trước những nguy cơ nước này có thể phải đương đầu trong tương lai. Theo vị Bộ trưởng này, việc xuất hiện binh chủng tên lửa trong Lực lượng phòng vệ Israel là rất bức thiết do các đối thủ chủ yếu của Israel trong khu vực đều có lực lượng tương tự.
Đặc biệt khi Iran có các tên lửa có độ chính xác cao, trong khi Lebanon dễ dàng mua hàng nghìn tên lửa chỉ trong thời gian ngắn. Chính vì vậy, đối thủ tiềm năng có thể sử dụng tên lửa tấn công phá hủy các cơ sở của Không quân như đường băng, sân bay khiến lực lượng này bị tê liệt.
Tên lửa đánh chặn tầm cao của Israel. |
Trước nguy cơ tiềm ẩn này, ông Avigdor Lieberman cho rằng, để bảo vệ đất nước cần thay đổi cách nhìn nhận và hiểu rằng Israel không chỉ cần máy bay mà cả các tổ hợp phòng thủ tên lửa mạnh, thậm chí cả các hệ thống tên lửa tấn công của riêng mình.
Để phát triển quân đội theo hướng này, ông Avigdor Lieberman tuyên bố, quân đội nước này vừa đã chính thức đưa hệ thống Arrow 3 vào hoạt động trong thành phần bộ 3 lá chắn phòng thủ của nước này. Arrow 3 cùng với Arrow 2, hệ thống đã đi vào hoạt động từ năm 2000, sẽ làm giảm đáng kể khả năng tên lửa đạn đạo tấn công được vào lãnh thổ Israel.
Bộ Quốc phòng Israel cho biết, Arrow 2 được thiết kế để phá hủy tên lửa ở tầm cao hoặc tầm thấp trong bầu khí quyển, trong khi tên lửa Arrow 3 sẽ bay vào không gian vũ trụ, nơi đầu đạn mới được tách ra khỏi tên lửa đẩy và đang chuẩn bị quay lại bầu khí quyển với tốc độ cao.
Kiểu đánh chặn này cũng được đánh giá là an toàn do nó sẽ khiến các đầu đạn hạt nhân hoặc sinh hóa không phát nổ trong bầu khí quyển trái đất. Và như vậy, Israel đã có bộ 3 lá chắn tên lửa cực mạnh gồm:
Iron Dome chống tên lửa tầm thấp và rocket, hệ thống David’s Sling chống tên lửa tầm trung và Arrow sẽ giúp Israel phòng ngự từ tầm cao.
Kho tên lửa tấn công
Được biết, dù bây giờ Bộ trưởng Avigdor Lieberman mới nói về vai trò quyết định của lực lượng tên lửa trong quân đội nước này nhưng trước đó, Israel cũng đã rất mạnh bởi kho tên lửa tấn công của mình. Theo số liệu được Tạp chí Jpost công bố, tên lửa tấn công mặt đất nguy hiểm đầu tiên phải kể đến của Israel là MGM-52 Lance.
Đây là loại tên lửa được chế tạo nhằm mục tiêu bắn hạ các căn cứ quân sự trên mặt đất của đối phương. Được triển khai từ mặt đất, MGM-52 Lance có khả năng mang đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân chiến thuật. Đầu đạn của MGM-52 Lance được phát triển tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore, Mỹ.
Tên lửa MGM-52 Lance do các chuyên gia quân sự Mỹ nghiên cứu, chế tạo thay thế tên lửa Honest John và tên lửa đạn đạo Sergeant. Sự thay thế này giúp tinh lọc quân đội Mỹ, giảm số lượng trang thiết bị cũng như quân nhân phục vụ trong quân đội. Ngoài ra, MGM-52 Lance còn vượt trội hơn những tên lửa trước đó nhờ khả năng cơ động trong tác chiến.
Các tên lửa MGM-52 Lance có thể mang đầu đạn hạt nhân công suất từ 1 – 100 kiloton, hoặc đầu đạn thông thường có sức công phá lớn. Đầu đạn thông thường được trang bị cho MGM-52 Lance thường gánh trọng trách tiêu diệt các hệ thống tên lửa của đối phương, trong đó chủ yếu là loại tên lửa SAM do Liên Xô cũ nghiên cứu chế tạo.
Vũ khí tiếp theo là tên lửa đạn đạo Jericho. Đây là sản phẩm của liên kết giữa Israel và công ty quốc phòng Dassault của Pháp. Jericho I là sản phẩm đầu tiên của chương trình Jericho, được công khai xây dựng thành tên lửa đạn đạo tầm ngắn vào năm 1971.
Tính tới thời điểm hiện tại, Jericho I đã được giải ngũ và thay vào đó là tên lửa Jericho II sử dụng nhiên liệu rắn 2 tầng, được coi là tên lửa đạn đạo tầm xa, chính thức được đưa vào thử nghiệm ngoài khơi Địa Trung Hải từ năm 1987 tới 1992. Hành trình dài nhất mà Jericho II đạt được lên tới 1.400 km.
Jericho II sở hữu chiều dài 14 m. Các báo cáo cho biết, tên lửa này có trọng lượng 26.000 kg với khả năng mang theo đầu đạn nặng 1.000 kg. Ngoài đầu đạn thông thường, Jericho II cũng được thiết kế để lắp đầu đạn hạt nhân. Đặc biệt, dù nặng tới 26 tấn nhưng không làm mất tính cơ động của Jericho II bởi nó có thể triển khai từ bệ phóng cố định hoặc bệ phóng di động.
Được phát triển dựa trên những thành tựu của Jericho II, người ta cho rằng Jericho III là một tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể mang đầu đạn hạt nhân (ICBM), được đưa vào biên chế quân đội năm 2008. Là tên lửa 3 tầng sử dụng nhiên liệu rắn, Jericho III có trải trọng lên tới 1.000 – 1.300 kg. Nó có thể mang được đầu đạn hạt nhân, đầu đạn thường có trọng lượng lên tới 750 kg hoặc 2 – 3 đầu đạn sức công phá thấp hơn.
Theo ước tính, Jericho III dài 15,5m, đường kính đạt 1,56m với trọng lượng lên tới 30.000kg. Tên lửa có thể được phóng đi từ xe nâng chuyên dụng Shavit, do hãng Aerospace Industries của Israel nghiên cứu chế tạo. Người ta ước tính, Jericho III có tầm bắn từ 4.800 – 11.500 km với vận tốc di chuyển khá nhanh, giúp nó không bị bắn hạ bởi các hệ thống phòng không của đối phương.
Israel trả đũa quy mô lớn sau vụ F-16 bị bắn hạ, cảnh báo Iran và Syria
Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) cảnh báo Syria và Iran ngưng "vi phạm chủ quyền của Israel" nếu không sẽ phải trả giá đắt. ... |
Israel trút cơn giận xuống Syria sau vụ F-16 bị bắn rơi
Israel đã tiến hành hàng loạt vụ không kích nhằm vào lãnh thổ Syria với tuyên bố nhắm đến lực lượng của Iran sau khi ... |
Phát bắn chết chóc của Syria khiến F-16 Israel nằm đất
Theo Al-Masdar News, khoảng 6h30 sáng 10/2, một chiếc F-16 của Israel đã bị bắn rơi tại vùng nông thôn phía Tây của Damascus. |
Ngày đăng: 10:52 | 18/02/2018
/ Đất Việt