Nhận trụ sở mới nhưng không trả lại trụ sở cũ là vấn đề bức xúc tồn tại từ nhiều năm chưa được giải quyết.

Bộ Tài chính quyết tâm

Mới đây, khi trả lời báo chí, ông Nguyễn Tân Thịnh, Phó cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) lại than vãn tình trạng nhiều bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, tổ chức đã được Nhà nước đầu tư xây dựng trụ sở mới khang trang, hiện đại, nhưng vẫn giữ lại trụ sở cũ không bàn giao.

bo tai chinh lai quyet tam doi dat vang tru so
Bộ Tài nguyên & Môi trường có trụ sở mới tại số 10 Tôn Thất Thuyết, quận Cầu Giấy, Hà Nội nhưng vẫn “ôm” trụ sở cũ tại 83 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội

Vị này cũng cho biết, sẽ quyết tâm lấy lại các trụ sở cũ mà bộ, ngành không chịu trả và tình trạng chây ì đó phải được chấm dứt kể từ ngày 1/1/2018.

Ông Thịnh nói rõ, "trước đây, việc giao đất, thu hồi đất độc lập với việc quản lý, sử dụng tài sản công, nên cơ quan, đơn vị nào đó xây dựng trụ sở mới, nhưng cơ quan quản lý tài sản công không biết được trụ sở mới có đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn, định mức không và cũng không biết được trụ sở cũ sau khi di dời được sử dụng để làm gì. Do đó, mới có tình trạng chuyển đi vẫn không trả mà không xử lý được".

"Kể từ ngày 1/1/2018, ngay từ đầu về việc cơ quan, đơn vị, tổ chức nào đề nghị được xây trụ sở mới do trụ sở cũ xuống cấp, không đủ diện tích làm việc, không đáp ứng được yêu cầu phục vụ. Cơ quan tài chính cũng sẽ theo dõi, giám sát quá trình xây dựng trụ sở mới và bàn giao lại trụ sở cũ, nên không còn chuyện đã có trụ sở mới lại không chịu trả trụ sở cũ như hiện nay", ông Thịnh nói.

Chỉ cách đó một tháng, Bộ Tài chính cũng từng nhắc tới hiện tượng trên và gọi đó là tâm lý "cố thủ". Theo Bộ Tài chính, tâm lý trên đang tồn tại ở các bộ, ngành, địa phương và một số đơn vị chuyển về trụ sở mới vẫn không bàn giao cơ sở cũ.

Việc để thực tế trên xảy ra, theo Bộ Tài chính là do hiện chưa có chế tài xử lý phù hợp. Ngoài ra, công tác hậu kiểm tra việc thực hiện phương án chưa được quy định ở chính sách và tổ chức thực hiện còn hạn chế.

Đại diện Bộ Tài chính khẳng định, nhà, đất là những tài sản có giá trị lớn, cần được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả. Bởi vậy định hướng việc xử lý, sắp xếp nhà, đất trong thời gian tới theo cơ quan này cần thông qua cơ chế sắp xếp nhà, đất để khắc phục tình trạng sử dụng sai quy định, lãng phí nguồn tài sản công của Nhà nước.

Phía Bộ Tài chính cho biết, cần xử lý nghiêm minh và triệt để các trường hợp sử dụng sai quy định như cho thuê, cho mượn, liên doanh, liên kết, bố trí là nhà ở, lấn chiếm…

Hà Nội than!

Về phía Hà Nội, vào khoảng tháng 7/2017, tại cuộc tiếp xúc với Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, cũng phải thừa nhận, việc di dời các cơ quan ra khỏi các quận nội thành được thực hiện theo quyết định của Chính phủ có từ năm 1997. Tuy nhiên, đến nay thành phố chưa thu được một khu đất nào để xây dựng công viên hay bãi đỗ xe.

Theo ông, vấn đề này còn nhiều ý kiến trái ngược nhau. Trong thời gian tới, Thủ tướng sẽ chủ trì để họp đánh giá lại việc di chuyển các cơ sở.

Vào khoảng đầu năm 2017, UBND TP Hà Nội có báo cáo về việc thực hiện công tác di dời cơ quan, đơn vị, cơ sở y tế, giáo dục, công nghiệp ra ngoài khu vực nội thành.

Trong đó, có 5 Bộ và 4 cơ quan được bố trí đất, đã xây dựng trụ sở mới, nhưng có tới 7 đơn vị tiếp tục giữ trụ sở cũ hoặc bàn giao cơ quan trung ương quản lý; 2 cơ quan được chấp thuận chuyển đổi mục đích sang đầu tư xây dựng nhà ở, văn phòng cho thuê.

Tuy nhiên, báo cáo cũng cho biết, một số bộ ngành đã di rời tới địa điểm mới, khang trang, bề thế nhưng vẫn chưa có động thái trả lại các trụ sở cũ (?!)

Liên quan tới tình trạng trên, từ năm 2016, Thủ tướng đã có Chỉ thị chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị được đầu tư xây dựng trụ sở mới, khi chuyển sang trụ sở mới phải bàn giao lại trụ sở cũ cho nhà nước.

Bày tỏ bức xúc, nhiều chuyên gia, ĐBQH lên tiếng ủng hộ chỉ đạo của Thủ tướng đồng thời đề nghị phải xử nghiêm để làm gương. ĐBQH Lê Công Nhườgg (Bình Định), nhấn mạnh, khi đã được xây dựng trụ sở mới bằng tiền của ngân sách mà không bàn giao lại trụ sở cũ hoặc giữ lại trụ sở cũ nhưng sử dụng không đúng mục đích sẽ gây lãng phí rất lớn nguồn lực của nhà nước.

Do đó, cần phải rà soát lại, trên cơ sở đó xác định ai vi phạm, mức độ vi phạm thế nào để đưa ra hình thức xử lý cụ thể với từng trường hợp.

"Nếu phát hiện sai phạm có thể phải xử lý một vài trường hợp để làm gương", ông Nhường nói.

Vị đại biểu khẳng định, không thể lấy lý do xin xây trụ sở mới rồi xin bán trụ sở cũ và coi đó là tự chủ, không sử dụng nguồn lực từ ngân sách.

(http://baodatviet.vn/kinh-te/bat-dong-san/bo-tai-chinh-lai-quyet-tam-doi-dat-vang-tru-so-3343642/)

bo tai chinh lai quyet tam doi dat vang tru so Bất ngờ giá trị đất vàng Hãng phim truyện Việt Nam

Quyền được giao đất hay thuê đất là quyền rất lớn của doanh nghiệp, nếu loại ra khi cổ phần hóa sẽ làm giá trị ...

bo tai chinh lai quyet tam doi dat vang tru so Đất vàng số 4 Thụy Khuê của Hãng phim truyện VN có giá bao nhiêu?

Khu đất số 4 Thụy Khuê với gần 5.450m2 của Hãng phim truyện VN nếu tính theo mức giá 150 triệu đồng/m2 đất mặt đường ...

bo tai chinh lai quyet tam doi dat vang tru so 4 mảnh \'đất vàng\' của Hãng phim truyện Việt Nam có giá bao nhiêu?

Dù sở hữu trong tay 4 mảnh đất vàng có giá trị lên tới hàng nghìn tỷ đồng, nhưng khi định giá doanh nghiệp, giá ...

bo tai chinh lai quyet tam doi dat vang tru so \'Giá 5.000 m2 đất vàng của hãng phim không bằng một căn hộ cao cấp\'

NSND Trà Giang, NSND Thế Anh, đạo diễn Quốc Tuấn... đều rơi nước mắt khi nói về tình hình hiện tại của Hãng phim truyện ...

Ngày đăng: 11:50 | 23/09/2017

/ Theo An An/Báo Đất việt