Bộ Quốc phòng Nga đã lên tiếng sau khi Mỹ cáo buộc chiến đấu cơ của Moscow “tiếp cận không an toàn” với máy bay do thám Hải quân Mỹ trong không phận quốc tế trên biển Đen.
Sau khi bị Mỹ chỉ trích vì vụ việc nói trên, Bộ Quốc phòng Nga hôm 1-2 khẳng định rằng chiến đấu cơ nước này vẫn hành động trong quyền hạn cho phép. Bộ Quốc phòng Nga cũng kêu gọi Lầu Năm Góc nên làm quen với những vụ việc tương tự nếu máy bay Mỹ không tôn trọng biên giới của Nga.
"Lực lượng Không quân sẽ tiếp tục duy trì các hoạt động bảo vệ không phận Nga… Nếu phi công Mỹ bị ám ảnh sau khi biết điều này, chúng tôi khuyên Mỹ hủy bỏ các tuyến bay gần biên giới Nga trong tương lai hay quay lại bàn đàm phán và chấp nhận các luật lệ" - hãng thông tấn Tass trích dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
Cũng theo Bộ Quốc phòng Nga, Mỹ và cách đồng minh quân sự NATO cũng thực hiện các hành động tương tự với "máy bay Không quân Nga trên biển Baltic, biển Barents, Na-Uy và biển Bắc nhưng phi hành đoàn Nga không hề bị ảnh hưởng".
Hình ảnh chiến đấu cơ Su-27 của Nga "tiếp cận không an toàn" với máy bay do thám của Hải quân Mỹ gần bán đảo Crimea hôm 29-1. Ảnh: News Week
Bộ Quốc phòng Nga còn lập luận rằng ngôn từ chính xác để mô tả vụ việc mới nhất là "theo dõi" chứ không phải "ngăn chặn" vì chiến đấu cơ Nga đi theo máy bay Hải quân Mỹ suốt một thời gian rất dài.
Vụ việc mà Bộ Quốc phòng Nga đề cập xảy ra vào hôm 29-1 khi chiến đấu cơ Su-27 tiếp cận trong khoảng cách 1,5 m so với máy bay do thám Hải quân Mỹ EP-3E Aries II, buộc máy bay Mỹ phải bay qua vệt khói của chiến đấu cơ Nga.
Người phát ngôn của Lực lượng Hải quân Mỹ ở châu Âu Pamela Kunze tiết lộ vụ "chạm trán" kéo dài gần khoảng 2 giờ 40 phút nói trên buộc máy bay Mỹ phải kết thúc nhiệm vụ sớm.
"Hành động không an toàn làm tăng nguy cơ tính toán sai lầm và va chạm trên không trung. Máy bay Mỹ hoạt động theo luật pháp quốc tế và không khiêu khích hoạt động của Nga" - bà Kunze khẳng định hôm 29-1.
Sát thủ diệt tàu sân bay của Trung Quốc đe dọa Hải quân Mỹ
Phiên bản nâng cấp của tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D với sức mạnh tăng thêm 30% có thể đe dọa hoạt động của ... |
Hậu quả khi SM-3 Block IIA tiếp tục đánh chặn hụt
Dù Nhật và Mỹ cùng đổ tiền phát triển SM-3 Block IIA nhưng do liên tiếp thất bại nên Tokyo đã có quyết định của ... |
Ngày đăng: 19:00 | 02/02/2018
/ http://nld.com.vn