Theo báo Japan Times, Bộ Y tế Nhật Bản xác nhận trường hợp nhiễm biến thể Lambda đầu tiên của nước này là một phụ nữ 30 tuổi, trở về từ Peru ngày 20/7, nhập cảnh tại sân bay quốc tế Haneda và không có triệu chứng nhiễm COVID-19.

Biến thể Lambda (màu vàng) đã có mặt ở ít nhất 41 quốc gia
Theo kết quả xét nghiệm tại khu cách ly ở sân bay, nữ hành khách này dương tính với COVID-19. Sau đó, Viện Các bệnh truyền nhiễm quốc gia Nhật Bản xác nhận nữ bệnh nhân nhiễm biến thể Lambda.

Theo Bộ Y tế Nhật Bản, biến thể Lambda được phát hiện đầu tiên tại Peru vào tháng 8/2020. Lambda được cho là có khả năng lây lan và kháng vaccine COVID-19 cao.

Hiện biến thể Lambda đã có mặt ở ít nhất 41 quốc gia.

Từ ngày 14/6, biến thể Lambda đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào danh mục biến thể cần chú ý (VOI), mức thấp hơn các biến thể cần quan tâm (VOC) như biến thể Delta.

Theo thống kê của WHO, khoảng 81% người nhiễm COVID-19 ở Peru kể từ tháng 4/2021 là nhiễm biến thể Lambda.

Hiện nay, biến thể chiếm ưu thế ở Nhật Bản cũng như nhiều khu vực trên thế giới đang là biến thể Delta. Mặc dù đến nay chưa thể xác định liệu biến thể Lambda có nguy hiểm hơn biến thể Delta hay không, nhưng tiến sĩ Kei Sato, nhà nghiên cứu cao cấp của Đại học Tokyo, cảnh báo biến thể Lambda có thể trở thành mối đe dọa tiềm tàng với xã hội loài người.

Khả năng lây nhiễm cao, kháng vaccine?

Các chuyên gia y tế cảnh báo biến thể Lambda, lần đầu phát hiện ở Peru vào cuối năm ngoái và đang hoành hành ở Nam Mỹ, đang có nhiều biến đổi bất thường và có khả năng kháng vaccine.

Tờ Metro dẫn nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Chile ở Santiago (Chile) bày tỏ nhiều lo ngại.

"Dữ liệu của chúng tôi lần đầu tiên cho thấy rằng các biến đổi trong gai protein của biến thể Lambda có thể đào thoát để trung hòa các kháng thể và tăng cường tính lây nhiễm", các nhà nghiên cứu cho biết. Nghiên cứu dựa trên đánh giá mẫu máu của các nhân viên y tế đã được tiêm vaccine Sinovac-CoronaVac của Trung Quốc cho biết.

Trước đó, theo một số nghiên cứu ban đầu trong ống nghiệm, biến thể Lambda mang 2 đột biến T76I và L452Q, có khả năng làm tăng khả năng lây nhiễm so với chủng gốc SARS-CoV-2.

Biến thể Lambda còn mang 3 đột biến RSYLTPGD246-253N, 260 L452Q và F490S có thể thoát khỏi kháng thể trung hòa sau khi nhiễm và sau khi tiêm các loại vaccine Pfizer, Moderna và Sinovac-CoronaVac.

Đối với hai loại vaccine Pfizer và AstraZeneca, tại Chile, 2 loại này ít được sử dụng nên không đủ dữ liệu để biết liệu biến thể Lambda có kháng vaccine hay không.

Biến thể Lambda nguy hiểm ra sao? Biến thể Lambda nguy hiểm ra sao?

Biến thể Lambda (còn được gọi là biến thể C37) được phát hiện lần đầu tiên ở Peru vào tháng 8.2020 và kể từ đó, ...

Ngày đăng: 08:44 | 10/08/2021

/ baochinhphu.vn