Sau cuộc “ra quân“ ồ ạt trên địa bàn TP.Hà Nội, một số người bị bêu tên và xử phạt, song đến nay hành vi tiểu bậy vẫn diễn ra tràn lan, không chỉ lén lút ở gốc cây, góc tường, nhiều người “công khai” tiểu tiện ở những nơi công cộng như vườn hoa, hồ nước công viên, vỉa hè, nơi đông người qua lại.

Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) TP.HCM có văn bản gửi UBND TP cho rằng, việc công khai thông tin vi phạm về vệ sinh nơi công cộng là cần thiết mặc dù theo quy định của pháp luật hiện nay vi phạm vệ sinh công cộng chưa đến mức độ bị công khai thông tin. Bên cạnh đó, Sở này cũng kiến nghị UBND TP.HCM cho phép cơ quan địa phương được sử dụng hình ảnh trích xuất từ camera an ninh, camera giao thông để làm căn cứ xử phạt, đồng thời công khai thông tin, hình ảnh của người vi phạm.

Tiểu bậy vẫn tràn lan

Tại Hà Nội, việc “phạt nguội” và công khai người tiểu tiện đã được các cấp chính quyền TP thực hiện trong nhiều năm nay. Điển hình như vào tháng 2.2017, hàng loạt người tiểu bậy trên đường phố bị phát giác và xử phạt.

beu ten phat nguoi tieu bay lam sao tranh dau voi duoi chuot

Tại Hà Nội, nhiều người vẫn chưa ý thức được những hành vi vi phạm vệ sinh công cộng của mình. Ảnh: Thành An

Cụ thể, căn cứ hình ảnh camera ghi lại hình ảnh người đàn ông tiểu bậy giữa đường, Công an phường Láng Hạ (quận Đống Đa) đã lập hồ sơ và phạt cảnh cáo với mức 200.000 đồng; trong đợt ra quân 2 tổ công tác “đặc biệt” của phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy) đã xử lý 2 người hành nghề xe ôm có hành vi tiểu tiện không đúng nơi quy định.

Đặc biệt, tại quận Hoàng Mai, Tổ công tác của Đội cảnh sát môi trường đã phát hiện ba người đàn ông đi vệ sinh không đúng nơi quy định tại khu vực ven đường Trần Thủ Độ, phường Hoàng Liệt. Ngay sau đó, danh tính 3 người này được công khai là Nguyễn Phi Long (SN 1990 ở Thanh Hóa hiện trú tại 61 Lạc Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội), Phạm Văn Dũng (SN 1988 ở Nam Định hiện trú tại 184/1 Trần Khát Chân, Hai Bà Trưng, Hà Nội) và Phạm Văn Xiêm (SN 1980 ở Văn Xá, Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội). Đồng thời bị xử phạt mỗi người 2 triệu đồng.

Ghi nhận của Dân Việt đến thời điểm hiện tại cho thấy, di chuyển dọc các tuyến đường thuộc một số quận như Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Hà Đông,.. không khó để phát hiện người tiểu bậy, không đúng quy định.

Những nơi thường được người dân tiểu tiện thường là tường rào công viên, cạnh tủ bốt điện trên vỉa hè, chân cầu vượt. Đặc biệt là các khu vực gần chợ, bến xe.

beu ten phat nguoi tieu bay lam sao tranh dau voi duoi chuot

Hình ảnh thường xuyên xuất hiện trước cổng bến xe Mỹ Đình (Nam Từ Liêm, Hà Nội). Ảnh: Thành An

Tại khu vực đối diện bến xe Mỹ Đình, chỉ cần nán lại một lúc là phát hiện ra người tiểu bậy ở chân cầu Vành đai 3 ở vị trí trụ đánh số T304-T307 và gần tủ điện trên đường Phạm Hùng. Chỉ tay về hướng bốt điện đoạn giao giữa đường Phạm Hùng và Tôn Thất Thuyết ông N.V.T – xe ôm đối diện bến xe Mỹ Đình nói: “Nhiều nhất là vào giờ nghỉ trưa và chiều tối, người này thấy người kia tiểu được nên cứ vậy, dần dần nơi này như thành chỗ giải quyết “nỗi buồn” của một số người”.

Trên con đường gốm sứ Trần Nhật Duật – Trần Quang Khải – Yên Phụ đoạn gần chợ Long Biên chốc chốc lại có người dừng xe xả tiểu lên tường đê, có những đoạn tường bị tiểu nhiều lên màu vàng khè, bốc mùi khai khó chịu. Hay trên đường Hoàng Cầu, các chân trụ đường sắt đô thị Hà Nội là nơi bị người dân tiểu bậy nhiều nhất.

Cần làm triệt để, không bỏ sót

Về vấn đề này, trao đổi với PV Dân Việt, PGS.TS Bùi Thị An - nguyên đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng cho biết, thời gian qua bà theo dõi rất sát sao việc TP.HCM cũng như TP.Hà Nội trong việc đưa ra một số giải pháp tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về vệ sinh nơi công cộng trên địa bàn, trong đó có xử phạt hành vi tiểu bậy.

"Qua theo dõi, TP.Hà Nội, TP.HCM làm vậy là tốt nhưng cần phải làm thật tốt và nghiêm chỉnh, minh bạch, công khai, không bỏ sót nơi nào. Còn chỉ làm “đầu voi đuôi chuột” thì làm mất ý nghĩa của nó, không giữ được nề nếp vệ sinh. Đây là hành vi phản văn minh nên cần phải làm triệt để, làm đến nơi đến chốn, làm tất cả mọi nơi, ai vi phạm thì xử phạt nếu không người dân sẽ có tâm lý rằng nếu cơ quan chức năng bắt được thì phạt còn không thì thôi" - bà An bày tỏ.

Theo bà An, nếu Hà Nội và TP.HCM làm được và giữ được bền lâu thì bộ mặt của hai TP sẽ được nâng lên rất nhiều, bởi vì "đây là văn hóa tối thiểu của nền văn minh".

beu ten phat nguoi tieu bay lam sao tranh dau voi duoi chuot

Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng (quy định cũ 200.000-300.000 đồng) với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ, nơi công cộng. Ảnh: Thành An

Bên cạnh đó, bà An lưu ý cần phải giáo dục, tuyên truyền, lan tỏa mạnh mẽ cho nhân dân về hành vi không tốt đẹp này. Ngoài ra, cũng cần phải bố trí các nhà vệ sinh công cộng hợp lý nếu không sẽ rất khó khăn trong việc này. Đối với việc xử phạt bằng tiền mặt bà An cho rằng là cần thiết, phạt để răn đe.

Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch cho rằng, những trường hợp tiểu tiện không đúng nơi quy định tại nơi công công mà không bị coi là hậu quả nghiêm trọng, không gây ảnh hưởng xấu đến dư luận sẽ không bị công thông tin cá nhân trên báo chí, cơ quan chức năng muốn đăng tải hình ảnh người vi phạm cần phải được sự đồng ý của họ.

Tuy nhiên, theo Nghị định 155 quy định, người có hành vi tiểu bậy, xả rác trên vỉa hè hay hệ thống thoát nước đô thị nếu bị cơ quan chức năng xác định là hành vi gây hậu quả lớn hoặc gây ảnh hưởng xấu về dư luận thì ngoài việc bị phạt tiền còn bị công bố thông tin cá nhân kèm theo vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.

Bên cạnh đó, Nghị định 155 cũng quy định rõ, nội dung thông tin cần công khai (với những trường hợp vi phạm bị công khai thông tin vi phạm) bao gồm: “Cá nhân vi phạm”, “hành vi vi phạm”, “quá trình vi phạm”. “Như vậy có thể hiểu, cơ quan có thẩm quyền xử lý được quyền công bố công khai tên tuổi người tiểu bậy, hình ảnh họ tiểu bậy hoặc đang tiểu bậy” - luật sư Tuấn Anh nhấn mạnh.

Giám đốc Luật Minh Bạch cũng lưu ý, mặc dù trong xử lý vi phạm hành chính và Nghị định 155 chưa có hướng dẫn để cơ quan chức năng làm căn cứ xác định, hành vi như thế nào thì bị coi là “gây hậu quả nghiệm trọng” và “gây ảnh hưởng xấu tới dư luận”. Song, có thể nói trong thời điểm hiện nay việc công khai danh tính người tiểu bậy, xả rác bừa bãi… là phù hợp nhằm thiết lập lại văn minh đô thị.

beu ten phat nguoi tieu bay lam sao tranh dau voi duoi chuot Đề xuất \'phạt nguội\', bêu tên người tiểu bậy ở Sài Gòn

Người có hành vi tiểu bậy nơi công cộng tại TP.HCM có thể bị “phạt nguội”, bêu tên và công khai hình ảnh nếu bị ...

beu ten phat nguoi tieu bay lam sao tranh dau voi duoi chuot Ông Đoàn Ngọc Hải sẽ ghi hình người tiểu bậy

Văn bản do ông Đoàn Ngọc Hải ký cho hay, nạn tiểu bậy, phóng uế ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tâm tư, tình ...

Ngày đăng: 10:24 | 24/08/2018

/ http://danviet.vn