(Vũ khí) - Hệ thống phòng không tối tân S-400 của Nga là vũ khí mà không lực lượng không quân nào muốn đối đầu vào thời điểm hiện tại.

Trên tạp chí quân sự National Interest mới đây có đăng bài viết, “Không nên đùa với hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga”.

Nội dung ấn phẩm xoay quanh những tranh cãi về sự quan tâm của các cường quốc trên thế giới với hệ thống vũ khí này bất chấp sự trừng phạt từ phía Washington.

Để minh chứng cho lập luận của mình, tờ tạp chí của Mỹ đã viện dẫn hai hợp đồng cung cấp S-400 cho Ấn Độ và Trung Quốc vừa được ký kết trong năm nay. Và cũng đồng thời nhấn mạnh rằng, “Không một lực lượng không quân nào muốn đối mặt với hệ thống phòng không của Nga trong điều kiện chiến đấu”.

Trước đó, kênh truyền hình Al-Jazeera đã trích dẫn bài phỏng vấn với chuyên gia Simon Weseman của Viện Nghiên cứu Hòa bình Thế giới tại Stockholm cho biết, “Hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumph của Nga là vũ khí công nghệ cao thu hút nhiều nước khác muốn sử dụng nó muốn sở hữu nó”.

bao my khong may bay nao muon doi dau s 400

S-400 là hệ thống phòng không được thiết kế để bảo vệ các mục tiêu chiến lược của Nga

Theo vị chuyên gia, S-400 là một trong những hệ thống phòng không tiên tiến nhất trên thế giới.

“Ra-đa và các thiết bị giám sát khác của S-400 hoạt động ở khoảng cách lớn, có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 600 km, và phạm vi của tên lửa đạt 400 km. Tổ hợp này còn có khả năng cùng lúc theo dõi nhiều mục tiêu tiềm năng, bao gồm cả những mục tiêu sử dụng công nghệ tàng hình”, Weseman nói.

Như đã biết, tiền thân của tổ hợp hiện đại S-300 đã bắt đầu được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ trước, và bắt đầu được biên chế cho lực lượng vũ trang Nga từ năm 1978. Sau đó, S-300 đã liên tục được hoàn thiện, và xuất hiện những phiên bản mới khác nhau. Một trong số đó là S-300PMU-2 hay còn được gọi là “phiên bản đầu” của S-400 đình đám hiện tại.

Tác giả của bài viết trên tạp chí Mỹ cho rằng, S-400 có những đặc tính nhảy vọt so với hệ thống tiền nhiệm, tuy nhiên trên thực tế, nhiều đặc điểm tiên tiến bao gồm khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo, các mô-đun có thể hoán đổi là ưu điểm vốn có của S-300 đã được kế thừa và trở nên đáng sợ hơn trên S-400.

Bên cạnh đó S-400 có tính di động rất cao. Hệ thống này có thể thực hiện ba hoạt động là triển khai, bắn và di chuyển đến vị trí khác chỉ trong vài phút.

Hiện nay, S-400 Triumph đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang với vai trò là hệ thống tên lửa phòng không chủ đạo. Hệ thống này được thiết kế để bảo vệ an toàn cho các công trình chính trị, kinh tế và quân sự quan trọng nhất tránh các cuộc không kích, tấn công bằng tên lửa chiến lược, tên lửa đạn đạo chiến thuật, cũng như tên lửa đạn đạo tầm trung trong điều kiện chiến đấu có tác chiến điện tử.

bao my khong may bay nao muon doi dau s 400 Pakistan phóng thử tên lửa đạn đạo sau khi Ấn Độ mua S-400 của Nga

Pakistan đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo Ghauri có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, không lâu sau khi người hàng ...

bao my khong may bay nao muon doi dau s 400 Ấn Độ vận động Mỹ miễn trừng phạt vì thương vụ S-400 với Nga

New Delhi đang triển khai chiến dịch ngoại giao lớn để không bị Mỹ cấm vận sau khi ký hợp đồng mua 5 tổ hợp ...

bao my khong may bay nao muon doi dau s 400 Không quân Israel giật mình khi Syria có thể nhận thêm S-400?

Trong khi chưa tiếp nhận đầy đủ các hệ thống tên lửa phòng không S-300 thì Syria lại gây sốc cho Israel khi tuyên bố ...

  • Như Ý

Ngày đăng: 09:45 | 24/10/2018

/ http://baodatviet.vn