Cùng với lá đơn kêu cứu của các nghệ sĩ Hãng phim Truyện Việt Nam được Hội Điện ảnh VN tiếp nhận và chuyển lên Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ cùng nhiều đơn vị, ban, ngành có liên quan, nhiều tờ báo cùng lên tiếng về sự tồn vong của một Hãng phim có lịch sử vẻ vang.
Cùng với lá đơn kêu cứu của các nghệ sĩ Hãng phim Truyện Việt Nam được Hội Điện ảnh VN tiếp nhận và chuyển lên Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ cùng nhiều đơn vị, ban, ngành có liên quan, nhiều tờ báo cùng lên tiếng về sự tồn vong của một Hãng phim có lịch sử vẻ vang.
Sáng 20.9, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam một mình đến Hãng phim. Buổi chiều, Bộ trưởng Bộ VHTTDL gặp Hội đồng quản trị, lãnh đạo Hãng phim… Sáng 21.9 cùng lúc diễn ra hai cuộc gặp gỡ với báo chí của Bộ VHTTDL và Hội Điện ảnh. Chiều 21.9, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với Bộ VHTTDL có sự tham dự của lãnh đạo Ban Chấp hành Hội Điện ảnh VN, đại diện Hãng phim…
Phải làm lại quá trình cổ phần hóa
Chỉ đến khi báo chí vào cuộc (mà khởi đầu là Lao Động) thì mọi sự thật đau lòng càng được phơi ra ánh sáng. Nguy cơ xóa sổ Hãng phim truyện VN là có thực, với một cổ đông chiến lược không quan tâm nhiều đến làm phim, mà chỉ nhăm nhăm có trong tay mảnh đất vàng với giá rẻ như cho và là sự xúc phạm với nhiều nghệ sĩ điện ảnh, nhất là khi nhiều NSND, NSƯT gạo cội của điện ảnh VN xuất thân từ Hãng phim truyện VN - số 4 Thụy Khuê mà ra.
Đạo diễn Thanh Vân trình bày quá trình cổ phần hóa không minh bạch với nhà báo sáng 21.9 |
Từ TPHCM, diễn viên, NSND Trà Giang rơm rớm nước mắt: Chúng tôi trước đây đã từng gặp Bộ VHTTDL mà không giải quyết được gì. Điều quan trọng nhất nằm trong lòng khán giả là hơn 400 bộ phim Hãng đã làm ra. Nhà nước hãy bỏ tiền ra thu hồi lại mảnh đất vàng số 4 Thụy Khuê tổ chức đấu thầu lại…
NSND Đoàn Dũng nhấn mạnh: Hãng phim đã ghi dấu ấn vào lịch sử điện ảnh VN với nhiều NSND, NSƯT nòng cốt luôn lao tâm, khổ tứ đắm chìm với điện ảnh VN. Can cớ gì mà đi bán rẻ Hãng phim. Tiền quý nhưng không thể đánh đổi bằng giá trị tinh thần, cốt lõi của nghệ thuật. Đừng giết chết một nền nghệ thuật đang cần được củng cố!
NSND Thế Anh cũng chia sẻ, ông rất xót xa sao Hãng phim rơi vào tình trạng này, cổ phần hóa là đương nhiên nhưng không thể làm như thế này!
Sự thiếu minh bạch trong quá trình cổ phần hóa đã được nhắc đến nhiều, và như ông Lê Hồng Sơn - trước phụ trách Phòng hợp tác sản xuất phim và chủ nhiệm phim của Hãng - cho rằng “trách nhiệm là ban chỉ đạo cổ phần hóa của Bộ VHTTDL và tổ giúp việc”. Ông nói thêm: Chúng tôi ủng hộ cổ phần hóa, nhưng phải minh bạch tránh lợi ích nhóm, để mong tìm được một cổ đông chiến lược có tầm, có tâm với điện ảnh VN. Họ phải có năng lực về tài chính, hiểu biết văn hóa doanh nghiệp.
Nghệ sĩ cần thay đổi để phát triển
Trong buổi chiều 20.9, Bộ trưởng VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện đã gặp gỡ trên 3 tiếng với ông Thủy Nguyên - Chủ tịch Hội đồng quản trị Vivaso, ba Phó Tổng giám đốc Cty CP Đầu tư và Phát triển Phim truyện VN (tên mới của Hãng phim). Ông Thủy Nguyên hứa sẽ thực hiện yêu cầu trả lương cho nghệ sĩ đầy đủ và để họ làm phim. Và trước đó, vào buổi trưa, ông Thủy Nguyên vào phòng nghệ thuật có mặt đạo diễn Thanh Vân, nói anh em nghệ sĩ cứ đưa kịch bản lên để làm luôn hai phim.
Trong cuộc trao đổi với phóng viên Lao Động, đạo diễn, NSƯT Nguyễn Đức Việt nói: Mong muốn của chúng tôi là phải minh bạch quá trình cổ phần hóa, chứ bán Hãng phim với giá rẻ mạt 32 tỉ là sự bán rẻ quá khứ, bán rẻ một nền văn hóa cách mạng ở đây. Hãng phim từng làm ra những bộ phim chân thiện mỹ đi theo con đường điện ảnh mà Bác Hồ vạch ra. Chân thiện mỹ không thể đi xuống theo giá thị trường; không thể tiêu diệt nền văn hóa chính thống.
Trụ sở của Hãng phim Truyện Việt Nam tại số 4 Thụy Khuê (Hà Nội). Ảnh: T.L |
Khi PV Lao Động đặt câu hỏi các nghệ sĩ có thấy cần phải thay đổi không, khi chưa thực sự năng động, làm phim chính luận chưa hay, để có thể kinh doanh, đạo diễn Nguyễn Đức Việt thừa nhận: “Từ khi đạo diễn Vương Đức lên làm lãnh đạo, lộ trình của Hãng đi xuống khủng khiếp, hệt như rơi tự do, nhưng chúng tôi không có quyền tham gia một bộ phim từ khâu đầu là kịch bản, anh Vương Đức quyết hết, ngay đạo diễn Thanh Vân là Phó Giám đốc nghệ thuật cũng không được tham gia.
Nhưng đúng là nghệ sĩ chúng tôi không đấu tranh quyết liệt ngay từ đầu để bảo vệ chân lý nghệ thuật và không cập nhật xu thế thị trường dù chúng tôi đi làm thị trường nhiều. Chúng tôi ủng hộ cổ phần hóa vì hy vọng có được một ban lãnh đạo có tài, có tâm. Nghệ sĩ có năng lực làm phim nhưng không có năng lực làm lãnh đạo. Chúng tôi sẽ cố gắng hoàn thiện, nhưng không đáng bị vứt ra ngoài như thế”.
Còn NSƯT Thu Hà - nguyên là họa sĩ của Hãng phim - nay là Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh HN - tâm sự: “Hình ảnh cả một Hãng phim điêu tàn, nhà cửa dột nát như hôm nay lỗi không hoàn toàn nghệ sĩ. Tất nhiên, nghệ sĩ phải nhìn nhận, xây dựng lại đội ngũ nếu muốn tiếp tục phát triển. Theo quy định chức năng, thì Hãng phim truyện VN, Hãng phim Giải phóng, Hãng phim hoạt hình… chỉ có chức năng sản xuất phim, còn việc phát hành phim là chức năng của một đơn vị khác. Ngay cả tác giả bộ phim cũng không có bản quyền phim. Bản quyền phim sản xuất bởi ngân sách Nhà nước thuộc về Nhà nước, ở đây đại diện là Cục Điện ảnh. Hãng có thể tổ chức chiếu phim tại Hãng phục vụ học sinh, sinh viên miễn phí chứ không được phép phát hành phim thu tiền vé. Vì thế, Hãng nhiều khi mang tiếng oan khi bị chỉ trích là chỉ biết tiêu tiền Nhà nước mà không lo quảng bá, phát hành. Chưa kể, kinh phí làm một phim có thể rất cao, nhưng đến tận tay đoàn làm phim là không cao, vì số tiền làm phim còn nuôi cả một hệ thống, cả Hãng đôi khi trông chờ vào một phim”.
Thứ trưởng Bộ VHTTDL Huỳnh Vĩnh Ái: Đất của Hãng phim không phải để xây khách sạn Sau cuộc họp chiều (20.9), lãnh đạo Cty CP Đầu tư và Phát triển Phim truyện Việt Nam đã hứa sẽ xây dựng lại quy chế làm việc của hãng phim. Trước mắt Cty sẽ trả lương 3 tháng (tháng 7, 8, 9) như tháng 6 (thời điểm trước khi cổ phần hóa). Ban lãnh đạo Cty hứa sẽ sớm có sản phẩm giá trị hướng tới kỷ niệm 60 năm Thành lập Hãng Phim truyện Việt Nam. Bộ VHTTDL cũng nói rõ với nhà đầu tư là, đất Hãng phim không phải muốn làm gì thì làm. Theo phương án cổ phần hóa của Hãng Phim truyện Việt Nam, thì đất để phục vụ làm phim chứ không phải để làm khách sạn. Nếu cổ đông chiến lược không thực hiện đúng cam kết sử dụng đất thì Bộ sẽ kiến nghị UBND thành phố thu hồi, rút giấy phép xây dựng, và cuối cùng là đưa ra tòa. |
https://laodong.vn/van-hoa/ban-hang-phim-32-ti-la-ban-re-qua-khu-ban-re-van-hoa-565964.ldo
\'Doanh nghiệp chỉ mượn danh cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam\'
Đạo diễn Quốc Trọng cho rằng vụ Hãng phim truyện Việt Nam là chuyện doanh nghiệp mượn danh cổ phần hóa để biến đất đai ... |
NSND Trà Giang khóc khi nói về vụ cổ phần hóa hãng phim truyện
Lần lượt NSND Trà Giang, NSND Đoàn Dũng, NSND Thế Anh và NSƯT Minh Đức chia sẻ quan điểm phản đối về những khuất tất ... |
NSND Thanh Vân: Cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam là \'minh bạch dối trá\'
Trong cuộc gặp gỡ báo chí sáng 21/9, NSND Thanh Vân bức xúc cho rằng việc cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam là ... |
Ngày đăng: 09:04 | 22/09/2017
/ Theo Việt Văn/Báo Lao động