Chỉ “mua được một quả ổi”, hoặc gộp chung thì “4-5 người ăn chung một bát phở”. Quả ổi hay 1/4 bát phở là “thời giá” tiền bồi dưỡng một ca mổ của ngành y tế năm 1986. Mấy chục năm sau, tiền bồi dưỡng mỗi ca mổ 8 tiếng được tăng lên... 25 ngàn đồng.

bac si va tinh trang bat pho gia vo du

bac si va tinh trang bat pho gia vo du

Bức ảnh ca mổ nối tiếng của nhiếp ảnh gia James Stansfield với gây xúc động vì sự hi sinh tận tụy của các bác sĩ. Ở VN, tiền bồi dưỡng một ca mổ từ 1986 đến nay vẫn được đo bằng "bát phở"

Hôm qua, vừa có một cái tin đọc rất đau. Riêng ở Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên đã có tới 61 bác sĩ nộp đơn xin nghỉ việc chỉ trong 3 năm.

Báo chí dẫn lời bác sĩ Nguyễn Đại Phong, GĐ Bệnh viện cho biết nguyên nhân chính là vì “áp lực công việc quá cao”, vì làm việc trong môi trường căng thẳng khi “người nhà bệnh nhân sẵn sàng hành hung” và lý do lớn nhất là vì “thu nhập quá thấp”...

Điểm đầu vào cao vời vợi. “Tỷ lệ chọi” gay gắt đến sinh tử. 5-6 năm học dài đằng đẵng. 18 tháng để nhận được chứng chỉ hành nghề. Và rút cục một chế độ nói thẳng ra là quá bất công.

Những con số không nói dối.

Một thuyết trình về “vấn đề cấp thiết” do Chủ nhiệm Ủy ban Y tế, xã hội Quốc hội Dương Quốc Chính trình bày tại kỳ họp thứ 12, Quốc hội khóa VII ngày 26.12.1986 đưa ra chi tiết: Tại Bệnh viện Tiên Sơn, Hà Bắc, một bác sĩ mổ chính được phụ cấp 2 đồng, phụ mổ 1 đồng và y tá là 0,5 đồng. Đó là số tiền “mua được một quả ổi”, hoặc nếu gộp chung thì “4-5 người ăn chung một bát phở”.

Năm 2003, tiền bồi dưỡng cho một ca mổ loại 1, loại đại phẫu được tính như sau: Bác sĩ mổ chính 15.000 đồng, phụ mổ được 10.000 đồng, giúp việc 7.500 đồng. Trong khi phụ cấp cho một đêm trực tối đa 7.000 đồng và thấp nhất chỉ 3.000 đồng.

Mười năm sau đó, cũng trước Quốc hội, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến gần như phát khóc, rằng: Bác sĩ đứng ca mổ 8 giờ căng thẳng chỉ được tiền bồi dưỡng 25.000 đồng, ở tuyến huyện, bác sĩ ngoài giờ còn đi làm ruộng đến lúc chết mới thấy là không có một thứ tài sản nào gọi là đáng giá.

Và hôm ấy, nữ Bộ trưởng đã nói đến sự “hi sinh thầm lặng” của những người đồng nghiệp.

Hãy chú ý đến những cái mốc mang tính thập kỷ, cho một tình trạng “bát phở” không hề thay đổi, cho một sự khốn khó từ một cơ chế lương, thưởng, bồi dưỡng giả vờ đủ.

Năm 2003, khi phản ứng với chế độ phụ cấp theo thông tư 07, BS Bửu Thuyên, TT Y tế huyện Điện Bàn cho rằng “thù lao 15.000 đồng cho một ca mổ khó đối với một phẫu thuật viên dày dạn kinh nghiệm là một điều sỉ nhục khó chấp nhận”.

Rằng chính những quy định chết mà tác giả là những người chưa từng tới bệnh viện trực đêm “đã đẩy mức thu nhập của một ngành cao quý xuống hạng “thảm thương” trong xã hội”.

Và việc 61 bác sĩ chỉ trong một bệnh viện phải xin nghỉ hôm nay có vẻ như là sự tiếp nối cho tình trạng “30% cán bộ y tế bỏ việc” đã được cảnh báo từ năm 1986 và nó cần được thay đổi, ít nhất là vì sự công bằng.

bac si va tinh trang bat pho gia vo du "Khai man" hồ sơ, một giáo viên bị cho thôi việc

Thời điểm tiếp nhận, ông Tưởng Xuân Thảo chưa có bằng đại học nhưng vẫn được "ưu ái" ký hợp đồng giảng dạy tại trường

bac si va tinh trang bat pho gia vo du Phó bí thư xã đánh học sinh xin thôi việc

Phó bí thư đảng ủy xã Ia Băngnhận thấy hành động của mình là nghiêm trọng nên đã làm đơn xin thôi việc.

bac si va tinh trang bat pho gia vo du Bác sĩ Đồng Nai thôi việc: "10 năm kinh nghiệm lương chỉ 15 triệu đồng"

Nhiều bác sĩ nghỉ việc ở bệnh viện công để làm cho viện tư, chia sẻ mong muốn tăng thu nhập, phát triển bản thân.

Ngày đăng: 15:00 | 19/04/2019

/ https://laodong.vn