Mỹ sẽ phối hợp với đồng minh NATO và mạng lưới lá chắn để vô hiệu hóa tên lửa đối phương trước khi ra đòn trả đũa hạt nhân.
|
|
Một vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-12M Topol của Nga. Ảnh: Sputnik. |
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 3/7 ký ban hành luật đình chỉ Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) với Mỹ, động thái được coi là đáp trả việc Mỹ chính thức rút khỏi hiệp ước này hồi tháng hai.
Giới chuyên gia quốc tế nhận định việc mất đi một thỏa thuận mang tính ràng buộc quan trọng như INF có khả năng sẽ đẩy hai siêu cường quân sự vào một cuộc chạy đua vũ trang, thậm chí là xung đột hạt nhân trong tương lai.
Tướng David Goldfein, tham mưu trưởng không quân Mỹ, mới đây tiết lộ về kế hoạch ba bước của các lực lượng chiến lược Mỹ nhằm đáp trả trường hợp nước này bị Nga tấn công hạt nhân phủ đầu.
Theo Goldfein, ngay khi vệ tinh và các cảm biến cảnh báo tên lửa của nước này và đồng minh phát hiện về vụ tấn công hạt nhân của đối phương, Mỹ trước hết sẽ liên lạc ngay lập tức với NATO. "Cuộc gọi đầu tiên sẽ được kết nối với Tư lệnh tối cao NATO, tướng Tod Wolters, người sẽ trình bày kế hoạch kết nối các lực lượng NATO nhằm ngăn chặn hành động và làm thất bại mọi mục tiêu của kẻ địch", tướng Mỹ nhấn mạnh.
Ngay sau khi nhận được tin kẻ địch tấn công hạt nhân, Mỹ và NATO sẽ phát động đợt phản công đường không quy mô lớn bằng các tiêm kích F-35, F-22 và oanh tạc cơ B-2. Các máy bay này có khả năng phá hủy tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) khi chúng bay ra ngoài khí quyển.
Trong khi đó, đội tiêm kích tàng hình F-35 trang bị vũ khí hạt nhân sẽ tấn công các bãi phóng hạt nhân, còn tiêm kích F-22 sẽ có nhiệm vụ đối phó với biên đội máy bay địch. Oanh tạc cơ B-2 đảm nhiệm sứ mệnh tiêu diệt mạng lưới phòng không, bãi phóng hạt nhân hoặc thậm chí là cả một thành phố của đối phương nếu cần thiết.
|
|
Hai tiêm kích F-22 hộ tống oanh tạc cơ B-2 bay qua Hawaii hồi tháng 1. Ảnh: USAF. |
Goldfein cho biết Mỹ và NATO có nhiều máy bay và hệ thống phòng thủ tên lửa bố trí ở vị trí tiền phương như Romania, Ba Lan và các khu vực quan trọng chiến lược khác. Đây sẽ là những lợi thế lớn trong việc đối phó với Nga trong trường hợp chiến tranh nổ ra. Ngoài ra, Mỹ và NATO cũng có thể sử dụng vũ khí laser đặt trên tàu chiến, pháo điện từ và đạn siêu tốc dự kiến được biên chế trong những năm tới
Tiếp theo, Goldfein sẽ liên lạc với Bộ Tư lệnh Phòng không Bắc Mỹ (NORAD), vốn có nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ Mỹ trước các ICBM thù địch. NORAD hiện sở hữu nhiều lá chắn tên lửa từ mặt đất (GBI) có khả năng phát hiện tên lửa thật và đầu đạn mồi bẫy đang lao tới.
Tập đoàn Mỹ Raytheon hồi tháng ba thử nghiệm thành công và ra mắt vũ khí đánh chặn tên lửa đạn đạo ngoài tầng khí quyển (EKV), dự kiến hoàn thiện các lưới phòng của NORAD.
Bước thứ ba trong kế hoạch của Goldfein là gọi cho Tư lệnh Bộ Chỉ huy chiến lược Mỹ (STRATCOM), tướng John Hyten và gửi lệnh tấn công đáp trả tới các tàu ngầm hạt nhân.
"Các tàu ngầm hạt nhân được thiết kế để đảm bảo 'năng lực tấn công dự phòng' quy mô lớn, sẽ tiêu diệt bất cứ ai tấn công hạt nhân vào Mỹ", các chuyên gia quân sự Mỹ nhận định.
Goldfein đánh giá rằng ba bước trên cần được thực hiện đồng thời, theo thứ tự, để đảm bảo Mỹ có thể bảo vệ tối đa lãnh thổ trước một cuộc tấn công hạt nhân.
Putin ký ban hành luật dừng hiệp ước hạt nhân với Mỹ
Việc hiệp ước INF bị hủy bỏ có thể châm ngòi một cuộc chạy đua vũ trang mới và đặt châu Âu vào tầm ngắm ... |
Tổng thống Putin ký đạo luật đình chỉ hiệp ước hạt nhân với Mỹ
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký đạo luật liên bang để chấm dứt việc tuân thủ Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung ... |
Nguyễn Hoàng (Theo Sputnik)
Ngày đăng: 09:23 | 05/07/2019
/ https://vnexpress.net