Nước mía rất tốt cho sức khỏe, đem lại nhiều lợi ích.Nhưng các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên uống loại nước này với số lượng vừa phải, không dùng trong thời gian kéo dài.
Nước mía rất tốt cho sức khỏe, đem lại nhiều lợi ích.Nhưng các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên uống loại nước này với số lượng vừa phải, không dùng trong thời gian kéo dài.
Trong nước mía có thành phần chủ yếu là đường saccaro, ngoài ra còn chứa nhiều đồng, kali, kẽm... Chưa hết, nước mía còn cung cấp sắt và vitamin A, C, B1, B2, B3, B5, B6 cùng khá nhiều các phytonutrient, chất chống ôxy hóa, protein và chất xơ hòa tan khác cần thiết cho cơ thể.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, do là thức uống siêu ngọt nên nước mía lại tối kỵ đối với người già, trẻ em dưới 4 tuổi, người thừa cân béo phì, đặc biệt người bị bệnh tiểu đường. Ngoài ra, đối với người có thể trạng bình thường, mặc dù uống nước mía khá tốt song nếu uống với số lượng nhiều, triền miên sẽ không tránh khỏi việc tăng cân. Đặc biệt, các chuyên gia còn khuyến cáo:
Không uống nước mía khi đang sử dụng một số loại thuốc:
Chất policosanol có trong nước mía giúp làm giảm cholesterol xấu của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.
Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc như thuốc bổ sung, chống đông máu thì không nên uống nước mía. Bởi các loại thuốc này sẽ cản trở tác dụng của policosanol, khiến công dụng của nó trở nên vô nghĩa.
Đường ruột yếu không uống nước mía thường xuyên:
Nước mía có tính lạnh và hàm lượng đường rất cao nên đối với người có đường ruột yếu, hay đầy bụng, đi lỏng thì không nên sử dụng nước mía thường xuyên. Cũng chính vì hàm lượng đường cao nên uống quá nhiều nước mía sẽ dẫn đến béo phì vì dư thừa năng lượng.
Một hệ lụy tất yếu của việc sử dụng nước mía kém vệ sinh thường xuyên chính là ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Cho dù một số người khỏe mạnh hơn, không bị hoặc ít khi bị đau bụng, tiêu chảy do uống nước mía bẩn, nhưng như thế không có nghĩa là không bị ảnh hưởng.
Không uống nước mía khi đang sử dụng một số loại thuốc. Ảnh minh họa |
Những chất bẩn, các vi khuẩn trong đó vẫn có thể tích tụ và gây hại cho hệ tiêu hóa. Nó có thể trở thành nguyên nhân gây bệnh cho dạ dày và hệ tiêu hóa bất cứ lúc nào.
Không uống khi muốn giảm cân:
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, đường chiếm 70% lượng dinh dưỡng trong nước mía, còn lại là chất béo, đạm và bột.
Vì vậy, nước mía cung cấp rất nhiều năng lượng, chất dinh dưỡng, dễ gây tăng cân, béo phì. Những người đang muốn giảm cân, người có nguy cơ bị tiểu đường cũng không nên uống nước mía.
Không dùng nhiều khi mang thai:
Để giảm cảm giác nghén, nhiều bà bầu thường chọn mía làm món ăn vặt. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang thai cần bổ sung thêm rất nhiều chất từ các nguồn thực phẩm khác nhau, trong khi thành phần cơ bản của nước mía là đường.
Nếu nạp quá nhiều đường trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, gây ảnh hưởng cho sức khỏe.
Để thai nhi phát triển tốt, bà bầu tránh sử dụng loại đồ uống này
Ngoài các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá... Để bảo vệ con, các bà bầu cần tránh một loại đồ uống ... |
Bác sĩ khoa Ngoại bất đắc dĩ đỡ đẻ cho bà bầu vừa mổ ruột thừa
Nghe tiếng kêu cứu ở phòng hậu phẫu khoa Ngoại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ, nhiều người xông vào phát hiện thai ... |
Phong cách bà bầu quyến rũ hơn cả lúc gái son của Lan Khuê, Hương Baby
2 mỹ nhân được khen ngợi hết lời vì mang bầu vẫn gợi cảm, thần thái ngút ngàn. |
Ảnh: Bà bầu 9 tháng xếp hàng mua vàng ngày Thần tài
Mang thai 9 tháng, chị Yến xếp hàng từ sáng sớm mua 2 chỉ vàng ngày Thần tài để cầu bình an cho mình và ... |
Ngày đăng: 23:24 | 31/08/2019
/ laodong.vn