London ngày 14-3 tuyên bố sẽ trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga. Đây là vụ trục xuất ngoại giao lớn nhất kể từ Chiến tranh Lạnh.
Theo ABC News, Thủ tướng Anh đã nói với các nhà lập pháp nước này rằng 23 nhà ngoại giao nói trên được xác định là "những sĩ quan tình báo không công bố". Họ có một tuần để rời khỏi nước Anh.
Thủ tướng Anh Theresa May phát biểu trước quốc hội. Ảnh: Reuters
Nữ lãnh đạo Anh thông báo một loạt các biện pháp kinh tế và ngoại giao, trong đó có đình chỉ các liên lạc song phương cấp cao với Nga. Lời mời Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov tới thăm Anh cũng bị hủy bỏ. Bà May khẳng định các bộ trưởng cũng như thành viên hoàng gia Anh sẽ không tham dự sự kiện thể thao quan trọng World Cup ở Nga mùa hè này.
"Chúng tôi sẽ đóng băng tài sản của nhà nước Nga tại bất cứ nơi nào chúng tôi có bằng chứng rằng chúng có thể được sử dụng để đe dọa cuộc sống hoặc tài sản của công dân hay người cư trú tại Anh"- bà May nói.
Cũng theo lời nữ thủ tướng Anh, London kết luận Nga có lỗi trong âm mưu giết cựu điệp viên Skripal và con gái, đồng thời đe doạ cuộc sống của các công dân Anh khác ở Salisbury.
Quyết định trên của London được đưa ra sau khi Moscow làm ngơ trước hạn chót nửa đêm (14-3) được Thủ tướng May công bố để Nga giải thích làm cách nào chất độc thần kinh được phát triển dưới thời Liên Xô được sử dụng trong vụ đầu độc cựu điệp viên Skripal và con gái. Hai nạn nhân hiện vẫn đang trong tình trạng nguy kịch tại bệnh viện Salisbury, Tây Nam nước Anh.
Giới chức trách đang xử lý khu vực gần hiện trường vụ đầu độc cựu điệp viên Skripal và con gái ở Salisbury, Tây Nam nước Anh. Ảnh: Reuters
Bà May cáo buộc Moscow có thái độ khinh thường yêu cầu từ London và cho rằng hành động của Nga là "sử dụng trái phép vũ lực để chống lại nước Anh".
Phản ứng động thái trả đũa từ Anh, Đại sứ Nga ở London Alexander Yakovenko nói rằng hành động của Anh hoàn toàn không chấp nhận được và là một sự khiêu khích.
Phía Moscow đã từ chối tuân theo yêu cầu theo tối hậu thư của Anh trừ khi chính phủ nước này cung cấp được mẫu chất độc do các nhà điều tra thu thập.
Người phát ngôn của Tổng thống Putin, ông Dmitry Peskov hôm 14-3 nói với báo giới rằng Nga phản đối ngôn ngữ tối hậu thư.
Cũng theo lời ông Peskov, tới nay Anh chỉ đưa ra những cáo buộc vô căn cứ mà không có bất cứ bằng chứng nào. Ông khẳng định Nga sẽ hợp tác với giới điều tra nhưng không thấy Anh sẵn sàng chia sẻ.
Moscow cho rằng chất độc thần kinh cũng có thể tới từ một nước cựu thành viên Liên Xô khác, ám chỉ đối thủ của Moscow hiện nay, Ukraine.
Trong khi đó, London đang tìm kiếm trợ giúp từ Liên minh châu Âu (EU), NATO và cả Mỹ. Văn phòng của bà May cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng Washington sẽ sát cánh bên London.
Hôm 14-3, bà May cũng lên tiếng kêu gọi một cuộc họp khẩn của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để thảo luận về cuộc điều tra. Trong khi đó, Hội đồng NATO sẽ họp vào ngày 15-3 để bàn về vụ việc.
Nga cảnh cáo Anh vụ cựu điệp viên: Không ai có quyền ra tối hậu thư 24h với Nga
Nga tuyên bố không sợ những tối hậu thư mà Anh đưa ra trong cuộc điều tra vụ đầu độc cựu điệp viên tình báo ... |
Edward Snowden tiết lộ lý do Giám đốc CIA mới có thể bị bắt ở châu Âu
Cựu nhân viên Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) Edward Snowden – “kẻ phản bội nước Mỹ”, vừa viết trên Twitter về lý ... |
Quá khứ đầy tranh cãi của nữ giám đốc CIA đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ
Bà Gina Haspel được Tổng thống Donald Trump chỉ định là người đứng đầu Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) hôm 13.3, thay ... |
Tổng thống Donald Trump bất ngờ thay ngoại trưởng
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 13-3 thay Ngoại trưởng Rex Tillerson bằng Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) Mike Pompeo. |
Cựu đại tá tình báo Nga có thể bị đầu độc bằng bó hoa viếng mộ vợ
Bó hoa tươi cựu điệp viên Nga đặt trước mộ vợ được coi là bằng chứng quan trọng trong cuộc điều tra âm mưu đầu ... |
Ngày đăng: 07:00 | 15/03/2018
/ http://nld.com.vn