Phế phẩm rơm rạ tưởng chừng như vô dụng nhưng lại mang đến rất nhiều lợi ích cho người dân. Nó bao gồm cả việc tăng thu nhập, bảo vệ sức khỏe và việc thân thiện với môi trường sống. Bạn đã bao giờ thử "biến hóa" rơm rạ theo những cách dưới đây?
Những ngày gần đây cũng là thời điểm kết thúc vụ lúa mùa. Những gốc rạ còn sót lại hoặc các đống lúa sau khi đã lấy thóc, người dân mang đốt để chuẩn bị gieo cấp vụ lúa tiếp theo
Khói đốt từ những đống rơm rạ lan tỏa ra khắp nơi, càng khiến cho bầu không khí vốn đang nhận cảnh báo ô nhiễm trở nên tệ hơn
Việc đốt rơm rạ hình thành những đám khói thải ra khí bụi CO2, đồng thời theo các chuyên gia quá trình này còn xuất hiện những chất nguy hiểm khác như CO, NOx. Và khi rơm rạ cháy không hết sẽ tiềm ẩn nguy cơ xấu, tạo ra chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người như aldehyde và bụi mịn
Ngoài ra, đốt rơm rạ còn là nguyên nhân gây mất cân bằng sinh thái ruộng lúa, tăng nguy cơ xuất hiện sâu bệnh. Điều này sẽ khiến cho người dân phải tăng chi phí cho việc sản xuất ở những vụ tiếp theo
Thay vì mất công sức đốt rơm rạ nhưng lại gây những tổn thất về kinh tế và hơn hết là môi trường bị đe dọa thì người dân hoàn toàn có thể sử dụng những phế phẩm này trong các công việc khác
Đầu tiên là hoạt động bán rơm. Hiện nay có rất nhiều các doanh nghiệp thu mua rơm làm nấm xuất khẩu hoặc làm phân bón nên người dân sẽ không lo tìm kiếm nguồn thu mua
Các hình thức mua bán rơm cụ thể như tính theo diện tích thửa ruộng mà người dân canh tác hoặc các cuộn rơm hình tròn
Hay như áp dụng cách thức vùi rơm vào đất giúp lưu giữ nguồn phân bón cho các vụ sau, hoạt động vừa giúp người dân tiết kiệm khoản chi phí phân bón hóa học vừa thân thiện với môi trường
Chia sẻ của chuyên gia công nghệ sinh học – Tiến sĩ Lê Văn Tri trên báo VnExpress: Tối ưu nhất hiện nay là dùng chế phẩm sinh học xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ
Nếu việc sử dụng này tốt thì 1 tấn phân bón hữu cơ từ rơm rạ sẽ có 10 kg đạm; 9,5 kg lân và 21 kg kali, người dân sẽ tiết kiệm được gần 500.000 đồng
Công thức thần kì tiếp theo giúp “biến hóa” rơm rạ thành tiền đó là trồng nấm
Không chỉ các doanh nghiệp lớn có khả năng sản xuất loại thực phẩm này mà chính các hộ dân cũng có thể trồng nấm ăn và bán
Trồng nấm rẻ, không cần sử dụng các loại phân bón hóa học. Bởi chính các thành phần có trong rơm rạ ở quá trình phân hủy đã giúp nấm phát triển. Chi phí đầu tư ít, tuy nhiên quá trình cần sự chăm sóc kỹ lưỡng, cẩn thận của người trồng, nhằm đảm bảo cho chất lượng nấm đạt tốt nhất
Công dụng khác của những phế phẩm tưởng chừng như vô dụng này đó chính là việc sản xuất bột giấy. Tại các nước lớn trên thế giới, cụ thể như công ty ở bang Virginia (Mỹ) đã tận thu rơm rạ để làm nguyên liệu sản xuất giấy
Còn tại Việt Nam, sáng kiến biến rơm thành giấy của cụ Nguyễn Phúc Thanh ở Hà Nội đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích thân thiện với môi trường
Không chỉ giấy mà các loại bìa carton, giấy làm hàng hóa khác cũng có thể được “biến hóa” từ những sợi rơm rạ
Ngoài ra, rơm rạ còn được ứng dụng trong việc tạo thành nhiên liệu lỏng dầu sinh học cùng các phụ phẩm khác như: trấu, bã mía. Việc ứng dụng vào thực tiễn giúp người dân có thêm nguồn thu nhập nhờ cung cấp rơm rạ cho các đơn vị sản xuất
Đốt rơm rạ gây khói mù, tạo ra các chất khí độc hại, gây nguy hiểm đến chính sức khỏe của những người sống xung quanh. Chính vì thế, thay vì việc làm với hậu quả khôn lường thì cách thức áp dụng các công thức “biến hóa” rơm rạ thành tiền sẽ giúp tăng thu nhập cho người dân, bảo vệ sức khỏe của họ, giúp môi trường sống xanh – sạch – đẹp
Vì sao nhiều vi phạm an toàn bay do đốt rơm rạ nhưng chưa xử lý?
Đốt rơm rạ tạo nên khói bay lên không gian tại khu vực gần sân bay, đặc biệt là trên hành lang về hạ cánh ... |
Hà Nội sẽ cấm đốt rơm rạ, vận động ngừng dùng than tổ ong
Chi cục trưởng Chi cục Môi trường Hà Nội cho biết, sắp tới thành phố sẽ ban hành chỉ thị nghiêm cấm đốt rơm rạ ... |
Không đốt rơm rạ, nông dân miền Tây hái ra tiền từ mớ rơm khô thế nào?
Tại các địa phương ở vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long, thay vì đốt rơm thành tro sau vụ thu hoạch, nông dân có ... |
Ngày đăng: 11:15 | 04/10/2019
/ anninhthudo.vn