Những bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát lượng đường trong máu ở ngưỡng cho phép, tránh các biến chứng không mong muốn. Có những thói quen hàng ngày khiến cho tình trạng bệnh tiểu đường ngày càng nguy hiểm mà không phải ai cũng biết.
Những bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát lượng đường trong máu ở ngưỡng cho phép, tránh các biến chứng không mong muốn. Có những thói quen hàng ngày khiến cho tình trạng bệnh tiểu đường ngày càng nguy hiểm mà không phải ai cũng biết.
Bệnh tiểu đường là gì?
Theo Wikipedia, bệnh tiểu đường hay đái tháo đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa bởi lượng đường trong máu cao trong một thời gian dài. Các triệu chứng của bệnh tiểu đường là đi tiểu thường xuyên, khát nước và đói nhiều hơn, hoa mắt chóng mặt...
Nếu không được điều trị, bệnh tiểu đường có thể gây ra nhiều biến chứng. Các biến chứng cấp tính có thể bao gồm tình trạng tăng đường huyết, bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh thận mãn tính, loét chân và tổn thương mắt...
Những sai lầm có thể làm tăng lượng đường trong máu
- Bỏ bữa sáng
Với khối lượng công việc nhiều, lịch trình bận rộn, bệnh nhân tiểu đường thường bỏ bữa, điều này ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Theo tạp chí Dinh dưỡng của Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ, bữa sáng có tác dụng tốt cho cơ thể và bệnh nhân tiểu đường. Nghiên cứu còn cho thấy bỏ bữa sáng chỉ một ngày một tuần có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 lên 6%.
- Không ăn đúng loại thức ăn dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường
Chế độ ăn uống của bệnh nhân tiểu đường cần phải có sự tư vấn của bác sĩ, chế độ ăn ít đường. Một số bệnh nhân tiểu đường chủ quan vẫn cố gắng ăn những đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều đường, bánh kẹo ngọt... khiến cho tỉ lệ đường trong máu tăng nhanh.
Vì vậy cần có chế độ ăn uống lành mạnh tránh những biến động lượng đường trong máu. Chọn lựa thực phẩm thân thiện với bệnh tiểu đường như: rau xanh, trái cây, các loại hạt..., điều này sẽ giúp kiểm soát bệnh tiểu đường một cách khoa học.
- Không theo dõi bệnh
Điều cực kỳ quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường là phải theo dõi lượng đường trong máu liên tục. Sự gia tăng lượng đường trong máu cần phải được kiểm soát kịp thời. Nếu bệnh nhân tiểu đường thấy tăng liên tục thì cần đến bệnh viện để khám và có phương pháp kiểm soát lượng đường trong máu. Bệnh nhân tiểu đường không được chủ quan, không bao giờ được bỏ qua những biến động lớn trong lượng đường trong máu.
- Sức khỏe răng miệng kém
Sức khỏe răng miệng cũng liên quan đến lượng đường trong máu của bệnh nhân tiểu đường. Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc các vấn đề về răng miệng, nướu cao hơn do kiểm soát lượng đường trong máu kém.
Sức khoẻ răng miệng kém làm cho bệnh tiểu đường khó kiểm soát hơn vì răng miệng dễ bị nhiễm trùng và ít có khả năng chống lại vi khuẩn xâm nhập nướu. Bệnh nhân tiểu đường nên duy trì vệ sinh răng miệng tốt để có lượng đường trong máu tốt hơn.
- Ngủ không đủ giấc
Sự gia tăng lượng đường trong máu là một biến chứng khác của việc ngủ không đủ giấc, ngủ không khoa học. Theo Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia của Mỹ (National Sleep Foundation NSF), việc ngủ ít sẽ dẫn đến tăng đột biến lượng đường trong máu. Do đó, bệnh nhân tiểu đường phải duy trì chế độ ngủ khoa học, tránh thức khuya, ngủ không đủ giấc.
Ngày đăng: 06:23 | 18/11/2019
/ laodong.vn