Sông Hoàng Hà - con sông dài thứ 2 của Trung Quốc, đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực phát triển của đất nước và được mệnh danh là "sông mẹ" của Trung Quốc.
CGTN thông tin về 5 điều kỳ thú liên quan tới sông Hoàng Hà ở Trung Quốc cả về mặt địa lý và lịch sử.
Nguồn gốc tên gọi Hoàng Hà
Dòng sông được đặt tên là Hoàng Hà trong tiếng Trung Quốc bởi sông có nước màu vàng và đục khi chảy qua cao nguyên Hoàng Thổ ở phía tây bắc Trung Quốc.
Đóng góp quan trọng
Tuyến đường thủy dài 5.464 km nuôi dưỡng khoảng 12% dân số Trung Quốc, tưới tiêu cho khoảng 15% đất trồng trọt, hỗ trợ 14% GDP của đất nước và cung cấp nước cho hơn 60 thành phố.
Đập Tiểu Lãng Để trên sông Hoàng Hà xả lũ hôm 19.7. Ảnh: Tân Hoa Xã. |
Cái nôi của văn minh Trung Hoa
Sông Hoàng Hà bắt nguồn từ tỉnh Thanh Hải. Sông Hoàng Hà được mệnh danh là "sông mẹ" của Trung Quốc đồng thời là cái nôi của nền văn minh Trung Hoa.
Con sông dài thứ 2 của Trung Quốc, sau sông Dương Tử, chảy qua 8 tỉnh và khu tự trị của Trung Quốc, trong đó có Thiểm Tây và Hà Nam trước khi đổ ra biển Bột Hải ở tỉnh Sơn Đông, phía đông Trung Quốc.
1.600 lần vỡ đê, 26 lần chuyển dòng
Trong hơn 2.500 năm, sông Hoàng Hà đã bị vỡ đê tới 1.600 lần, tính tới thời điểm tháng 9.2019. Trong suốt thời gian đó, sông Hoàng Hà cũng đã có 26 lần chuyển dòng chảy lớn ở vùng hạ lưu.
Từng bị chặn dòng chảy
Sông Hoàng Hà chiếm 2% dòng chảy các con sông của Trung Quốc và đã từng bị chặn dòng từ năm 1972-1999 do nhu cầu về nước tăng lên cùng với sự phát triển kinh tế,
Kể từ tháng 8.1999, sông Hoàng Hà đã chảy liên tục mà không bị chặn trong 20 năm liên tiếp nhờ hệ thống phân bổ tài nguyên nước, theo Ủy ban bảo tồn sông Hoàng Hà thuộc Bộ Thủy lợi Trung Quốc.
Thanh Hà
Hình ảnh nghẹt thở khi đập Tam Môn Hiệp xả lũ trên sông Hoàng Hà |
Giữa đợt lũ đầu tiên ở Dương Tử, sông lớn thứ 2 của Trung Quốc vào mùa lũ |
Trung Quốc mở cầu kính với hình ảnh đáng sợ dọa du khách |
Ngày đăng: 11:18 | 25/07/2020
/ laodong.vn