Trong suốt 64 năm qua, Mỹ vẫn giữ thái độ đối địch và cách tiếp cận thất bại với Triều Tiên. Hội nghị năm nay sẽ là cơ hội lớn của Tổng thống Trump khi "quả bóng đang nằm trong chân của Washington".

11 doi tong thong my da that bai tren ban dao trieu tien nhu the nao

Cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter gặp cố lãnh tụ Triều Tiên Kim Nhật Thành tại Bình Nhưỡng năm 1994.

Hành trình chông gai

Trái ngược với nhận thức phổ biến hiện tại về cuộc khủng hoảng Triều Tiên, vấn đề cốt lõi cần được giải quyết tại hội nghị thượng đỉnh ngày 12/6 - và bất kỳ cuộc họp tiếp theo nào giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un - không phải là phi hạt nhân hóa trên bán đảo, mà là cách tiếp cận hợp lý của Washington để hướng tới một cam kết hòa bình.

Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ ràng liệu Mỹ có sẵn sàng để cung cấp cho Triều Tiên sự bảo đảm về an ninh như chính nước này yêu cầu hay không.

Trên thực tế, Bình Nhưỡng hoàn toàn có thể đồng ý vô hiệu hóa và tháo dỡ kho vũ khí hạt nhân nếu họ nhận được điều kiện hợp lý, chuyên gia về Triều Tiên Michael Pembroke viết trên Al Jazeera.

Khi nhìn lại quá khứ, Mỹ đã có những thất bại liên tiếp trong mục tiêu cung cấp hòa bình và an ninh trên bán đảo Triều Tiên. Chính quyền Washington qua các đời Tổng thống đều thất bại trong việc cung cấp và đảm bảo một thỏa thuận an ninh có thể được Bình Nhưỡng chấp thuận và nhiều lần đơn phương từ bỏ khi cơ hội đang diễn ra.

Những lời nhận xét cực đoan gần đây của Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton và Phó Tổng thống Mike Pence đã khiến cho kế hoạch hội nghị thượng đỉnh không ít lần lung lay- cho thấy thái độ đó vẫn tồn tại ở Washington. Đó là kiểu tư duy khiến các nhà đàm phán Mỹ không bao giờ thành công.

Tại hội nghị Geneva năm 1954, Liên Xô, Trung Quốc, Mỹ, Anh và Pháp đã tập hợp lại để quyết định số phận của bán đảo Triều Tiên. Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles (dưới thời Tổng thống Dwight Eisenhower) đã duy trì một lập trường khó khăn mà về bản chất - đòi hỏi một cái gì đó gần như là không thể từ kẻ thù của mình.

Mặc dù thỏa thuận đình chiến tạm thời năm 1953 được ký kết bởi tất cả các bên trong cuộc chiến tranh Triều Tiên được coi là giải pháp chính trị hợp lý nhất vào thời điểm đó, ông John Foster Dulles đã từ chối đàm phán trực tiếp với người Trung Quốc. Dulles cũng thể hiện thái độ không lịch sự với phái viên Trung Quốc Chu Ân Lai, bằng cách từ chối bắt tay ông và rời hội nghị sớm.

Sau đó, vào năm 1957, Mỹ đơn phương bãi bỏ khoản 13 (d) của hiệp ước đình chiến khi thông báo rằng sẽ mang vũ khí hạt nhân đến bán đảo Triều Tiên. Năm sau, Mỹ triển khai tên lửa Honest John mang vũ khí hạt nhân tới Hàn Quốc .

Kết quả là vai trò của Ủy ban Giám sát Trung lập, được thành lập theo lệnh đình chiến để ngăn chặn tất cả các bên đưa vũ khí bổ sung hoặc nhân viên quân sự vào bán đảo đã coi như mất đi vai trò của mình.

Trong suốt những năm 1960 (dưới chính quyền của Kennedy và Johnson), quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên như thế nào là điều dễ hiểu. Năm 1968, Triều Tiên đã chặn và chiếm tàu ​​USS Pueblo, một tàu tình báo Hải quân Mỹ. Và vào năm 1969, một chiếc máy bay gián điệp của Mỹ đã bị bắn rơi bởi máy bay MIG-21 của Triều Tiên trên Biển Nhật Bản, khiến 31 nhân viên người Mỹ thiệt mạng.

11 doi tong thong my da that bai tren ban dao trieu tien nhu the nao

Có những kỳ vọng rất lớn vào hội nghị thượng đỉnh lịch sử Mỹ-Triều 2018.

Trong những năm 1970, Triều Tiên đã thông qua một chính sách mới với quan điểm xác lập rằng một hiệp ước hòa bình là hình thức cần thiết để đạt được an ninh trên bán đảo.

Trong lá thư năm 1974 gửi đến Quốc hội Mỹ, Bình Nhưỡng đã công khai mời nước này tham gia các cuộc đàm phán cho một hiệp ước hòa bình để thay thế hiệp ước đình chiến tạm thời. Cả Nixon lẫn chính quyền Ford đều không thực hiện bất kỳ hành động nào để đáp lại thiện chí này.

Sau đó, lãnh tụ Triều Tiên Kim Nhật Thành nêu lên ý tưởng về một thỏa thuận hòa bình với Tổng thống Jimmy Carter nhưng vẫn không có tiến triển nào diễn ra. Trong khi chính sách của Carter là giảm số lính Mỹ ở Hàn Quốc, Lầu Năm Góc đã phản đối điều này thành công.

Khi Tổng thống Ronald Reagan nhậm chức vào năm 1981, ông tiếp tục tăng số lượng lính Mỹ trên bán đảo. Ông phản đối hiệp ước hòa bình và ủng hộ Hàn Quốc. Người kế nhiệm ông, George HW Bush, đã rút vũ khí hạt nhân được triển khai ở nước ngoài, giảm số quân lính Mỹ tại Hàn Quốc, nhưng không nghiêm túc xem xét đàm phán hiệp ước hòa bình.

Tổng thống Bill Clinton, người nắm giữ nhiệm kỳ 1993-2001, là nhân vật đến gần hơn bất kỳ người tiền nhiệm nào trong việc đạt được một nghị quyết kết thúc cuộc xung đột băng giá ở bán đảo Triều Tiên.

Khung Thống nhất năm 1994 và thỏa thuận Hợp tác chung giữa Washington và Bình Nhưỡng vào năm 2000 là những mốc quan trọng.

Nhưng bất chấp gần một thập kỷ tham gia đàm phán hòa bình ở cấp cao nhất, mối quan hệ hai nước lại rẽ ngang khi chính sách đối ngoại hiếu chiến của chính quyền George W Bush sau đó được thiết lập và quyết định đưa Triều Tiên vào "trục ác quỷ" theo trí tưởng tượng của ông.

Đến năm 2003, Mỹ đã không thực hiện đúng cam kết trong Điều 2 của Khung Thống nhất để "tiến tới bình thường hoá toàn bộ quan hệ chính trị và kinh tế" giữa hai nước.

Đáp lại, Triều Tiên rút khỏi Hiệp ước Không phổ biến Hạt nhân. Các cuộc đàm phán sáu bên đã được triệu tập vào năm 2003, nhưng chính quyền Bush vẫn thể hiện sự thù địch và các cuộc đàm phán đi vào ngõ cụt.

Năm 2006, Bình Nhưỡng bắt đầu các thử nghiệm hạt nhân liên tiếp cho đến tận năm ngoái.

Khi chính quyền Obama lên nắm quyền vào năm 2009, ông cũng không tham gia một cách nghiêm túc vào vấn đề Triều Tiên mà ưa thích áp dụng chính sách gọi là "sự kiên nhẫn chiến lược", dựa vào các biện pháp trừng phạt và hy vọng về một ngày Triều Tiên sụp đổ.

Bài học từ quá khứ

Tuy nhiên, chính sách này đã sai lầm ngay từ đầu và chưa bao giờ phát huy hiệu quả.

Trong bối cảnh những thất bại nhất quán của Washington trong việc cung cấp hòa bình và an ninh trên bán đảo Triều Tiên, chiến lược của nhà lãnh đạo Kim Jong-un kể từ khi lên nắm quyền vào tháng 12/2011 lại được đánh giá là rõ ràng.

Mặc dù đã biết rõ về các biện pháp trừng phạt, ông đã tăng các thử nghiệm hạt nhân và các tên lửa đạn đạo liên lục địa của đất nước, nhưng kết hợp chúng với các yêu cầu thường xuyên hơn cho một hiệp ước hòa bình.

Từ năm 2012-2016, Bình Nhưỡng đưa ra ít nhất 5 tuyên bố chính thức nhắc lại sự cần thiết phải ký kết một hiệp ước kết thúc chiến tranh.

Chiến lược này lên đến đỉnh điểm với lập trường vào 6/3 khi nó có được sự ủng hộ của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Triều Tiên sẽ "không có lý do để giữ vũ khí hạt nhân", tuyên bố cho biết, nếu "mối đe dọa quân sự đã được loại bỏ và an ninh được đảm bảo".

Triều Tiên hiện là một quốc gia hạt nhân. Đề nghị của đất nước này trên bàn là hợp lý và đứng trên vị thế một quốc gia mạnh mẽ và ngang hàng với Mỹ. Tổng thống Trump nên trân quý cơ hội để vượt qua những sai lầm của người tiền nhiệm khi không thể kết thúc tình trạng chiến tranh, chấm dứt mối quan hệ thù địch và hướng tới một hiệp ước hòa bình. Quả bóng hiện đang ở trong chân của Washington.

11 doi tong thong my da that bai tren ban dao trieu tien nhu the nao \'Thành bại của thượng đỉnh Trump - Kim không ảnh hưởng gì chúng tôi\'

Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều mang lại những niềm hy vọng lớn về hòa bình thế giới nhưng một số tổ chức hoạt ...

11 doi tong thong my da that bai tren ban dao trieu tien nhu the nao Quan chức Mỹ - Triều họp bàn phút chót tại Singapore

Cuộc họp nhằm đưa ra một dự thảo thỏa thuận sẽ được trình lên Tổng thống Mỹ và lãnh đạo Triều Tiên.

11 doi tong thong my da that bai tren ban dao trieu tien nhu the nao Thượng đỉnh Mỹ-Triều: Khi 2 người đàn ông lần đầu bước xuống dòng sông

Kim và Trump đang ở Singapore và sẽ gặp nhau vào ngày 12/6 tới, trong một cuộc gặp chưa từng có tiền lệ với 2 ...

11 doi tong thong my da that bai tren ban dao trieu tien nhu the nao Thương mại Trung - Triều có thể được hưởng lợi từ cuộc gặp Trump - Kim

Nếu Trump - Kim đạt được thỏa thuận khiến lệnh trừng phạt được dỡ bỏ thì Trung Quốc có thể tăng cường thương mại với ...

Ngày đăng: 17:08 | 11/06/2018

/ http://www.nguoiduatin.vn