Công ty đất hiếm duy nhất của Mỹ gặp khó vì thương chiến với Trung Quốc

Cuộc chiến tranh thương mại đang khiến con đường vào thị trường Trung Quốc của công ty khai thác đất hiếm Mountain Pass hẹp lại. 

cong ty dat hiem duy nhat cua my gap kho vi thuong chien voi trung quoc

Mỏ khai thác đất hiếm Mountain Pass nhìn từ trên cao. Ảnh: SCMP.

MP Materials, công ty khai thác mỏ đất hiếm duy nhất đang hoạt động tại Mỹ, đã trở thành nạn nhân bất ngờ trong cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, khi một chiến trường mới trên mặt trận công nghệ đang được mở ra.

Là đơn vị vận hành hoạt động khai thác đất hiếm tại mỏ Mountain Pass ở California, MP Materials cho biết họ sẽ đưa vào hoạt động dây chuyền xử lý đất hiếm của riêng mình vào cuối năm 2020, sau khi Trung Quốc tuần trước tuyên bố sẽ tăng thuế đối với các sản phẩm quặng nhập khẩu từ Mỹ lên 25% từ ngày 1/6.

MP Materials trước đây chủ yếu xuất khẩu quặng có chứa ôxit đất hiếm sang Trung Quốc để chế thành neodymium, cerium cùng các nguyên tố khác được sử dụng trong nam châm, xe điện, điện thoại thông minh hay một số sản phẩm điện tử.

"Mức thuế 25% sẽ khiến các nguồn quặng đất hiếm nội địa trở nên hấp dẫn hơn, dù nhập khẩu quặng vẫn là biện pháp tốt để đối phó với hạn mức khai thác do chính phủ đề ra và những điều luật liên quan tới môi trường khác ở Trung Quốc", David Merriman, nhà phân tích tại công ty tư vấn Roskill Information Services, trụ sở ở London, Anh, nhận xét.

Moutain Pass từng thống trị thị trường đất hiếm toàn cầu cho tới giữa năm 1980, khi Trung Quốc bắt đầu khai thác và xử lý lượng đất hiếm khổng lồ mà họ nắm giữ. Hiện nay, Bắc Kinh cung cấp khoảng 90% sản lượng đất hiếm trên toàn thế giới.

Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã ra lệnh tăng thuế lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, từng muốn áp thuế 10% lên đất hiếm của Trung Quốc vào tháng 7, nhưng sau đó đã loại nó khỏi danh sách.

Các nhà quan sát cho rằng đất hiếm có thể trở thành vũ khí chiến lược của Bắc Kinh trong cuộc đối đầu thương mại với Washington. "Trung Quốc có thể đóng cửa gần như mọi dây chuyền lắp ráp ôtô, máy tính, điện thoại thông minh và máy bay bên ngoài Trung Quốc nếu họ ra lệnh cấm vận loại vật liệu này", James Kennedy, chủ tịch công ty tư vấn ThREE Consulting, viết.

"Cuộc chiến tranh thương mại này và thực tế rằng Mỹ không trả đũa thuế quan đơn phương với các sản phẩm của chúng tôi đã cho thấy sự phụ thuộc của Mỹ vào nguồn cung cấp các sản phẩm đất hiếm từ Trung Quốc", giám đốc điều hành MP Materials Michael Rosenthal cho hay.

Các loại đất hiếm tại mỏ Mountain Pass, được phát hiện năm 1949, bao gồm cerium, lanthanum, neodymium và europium. Nó được công ty Molycorp khai thác trong hơn nửa thập kỷ cho tới năm 2015, khi công ty này nộp đơn xin phá sản. Luật môi trường nghiêm khắc của bang California khiến việc sản xuất đất hiếm, vốn gây ô nhiễm và tiềm ẩn nguy cơ nhiễm phóng xạ cao, không thể sinh lời.

Các mỏ khai thác và tinh chế đất hiếm của Trung Quốc, đặt chủ yếu ở Nội Mông và tỉnh Giang Tây, đã bắt kịp Mountain Pass từ giữa những năm 1980 nhờ tận dụng nguồn nhân công giá rẻ và luật môi trường còn chưa quá chặt chẽ.

"Chất lượng quặng tốt giúp chúng tôi có lợi thế cạnh tranh lớn nhờ giảm thiểu chi phí xử lý, nhưng chúng tôi lại đối mặt với những áp lực tài chính khác từ việc tuân thủ các quy định về môi trường, giá nhân công, xử lý nước thải và vận chuyển", Rosenthal cho hay.

Tuy nhiên, việc sửa chữa và hoàn thiện những cơ sở xử lý nguồn tại Mountain Pass luôn là một phần quan trọng trong kế hoạch kinh doanh của MP kể từ thời điểm họ mua lại mỏ từ Molycorp vào năm 2017. Chiến lược trên càng được tiếp thêm động lực khi Trung Quốc năm ngoái tăng 10% thuế với quặng nhập khẩu, đặt MP vào vị trí khó xử giữa chính quyền Trump và thị trường lớn nhất của mình.

MP, công ty chủ yếu bán quặng cho các nhà sản xuất đất hiếm Trung Quốc, có thể bù đắp mức thuế ban đầu của Trung Quốc thông qua việc giảm chi phí cố định trên mỗi đơn vị sản phẩm bằng cách tăng sản lượng, theo Rosenthal.

Ông cho rằng những sai lầm chiến lược của Molycorp, chẳng hạn như đầu tư vào các quy trình đắt đỏ hay những cơ sở chiết xuất cerium giá trị thấp, có thể được khắc phục bằng cách điều chỉnh dây chuyền sản xuất tại mỏ Mountain Pass.

cong ty dat hiem duy nhat cua my gap kho vi thuong chien voi trung quoc

Một công nhân làm việc tại mỏ đất hiếm tại huyện Nam Xương, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, năm 2010. Ảnh: Reuters.

"Molycorp đã đi sai đường. Cần tập trung vào nguyên liệu nam châm neodymium. Giá cerium 5 đến 7 năm trước cao gấp 4 lần giá hiện nay. Tôi không nghĩ Molycorp dự đoán được việc giá sẽ giảm quá nhanh và quá lâu như vậy", Ryan Castilloux, giám đốc điều hành công ty tư vấn về đất hiếm và pin điện hóa Adamas Intelligence, nhận xét.

Shenghe Resources Holding, nhà sản xuất đất hiếm có trụ sở ở Thành Đô, đang sở hữu gần 10% cổ phần tại MP. Họ cung cấp tư vấn về kỹ thuật và đóng vai trò là nhà phân phối chính các sản phẩm của MP ở Trung Quốc.

"Đây là quãng thời gian đáng lo ngại đối với Shenghe cũng như những công ty khác liên doanh với Mỹ bởi họ sẽ bị giảm sút năng lực xử lý nguyên liệu bên ngoài Trung Quốc", Merriman nói.

Phát ngôn viên Shenghe cho biết họ hy vọng lợi nhuận đầu tư vào dự án Moutain Pass sẽ không bị ảnh hưởng bởi hàng rào thuế quan, nhưng từ chối bình luận về tác động mà kênh phân phối của họ phải chịu.

cong ty dat hiem duy nhat cua my gap kho vi thuong chien voi trung quoc "Vũ khí" đất hiếm của Trung Quốc trong chiến tranh thương mại với Mỹ

Trung Quốc là bên cung cấp đất hiếm lớn nhất toàn cầu, khiến họ có thể cân nhắc việc hạn chế xuất khẩu tài nguyên ...

cong ty dat hiem duy nhat cua my gap kho vi thuong chien voi trung quoc Nhật Bản phát hiện mỏ đất hiếm trữ lượng 16 triệu tấn

Những nguyên tố kim loại đất hiếm trong mỏ khoáng sản ở Nhật Bản có trữ lượng đủ đáp ứng nhu cầu của thế giới ...