'Xóa chức vụ của cán bộ nghỉ hưu': Cần thiết, nhưng...

Quy định là cần thiết nhưng còn mang nặng tính hành chính, tính chính trị nhiều hơn tính thực tế.

Ngày 17/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.

xoa chuc vu cua can bo nghi huu can thiet nhung
Xóa chức vụ của cán bộ, lãnh đạo đã nghỉ hưu là xóa cái không còn. Ảnh minh họa

Dự thảo Luật quy định, cán bộ sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có vi phạm trong thời gian công tác thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật: Khiển trách; cảnh cáo; xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm tại thời điểm vi phạm. Quy định này được cho là vừa mang tính pháp lý, vừa mang tính chính trị, vừa mang tính đạo lý.

Góp ý thêm cho dự thảo, PGS.TS Võ Kim Sơn - nguyên Trưởng khoa Quản lý nhà nước và nhân sự, Học viện Hành chính Quốc gia cho rằng, quy định là cần thiết nhưng còn mang nặng tính hành chính, tính chính trị nhiều hơn tính thực tế.

Ông Sơn giải thích, một cán bộ, lãnh đạo khi đã nghỉ hưu nghĩa là đã không còn giữ các chức danh, chức vụ đã từng đảm nhiệm, như vậy, là đã không còn chức danh, chức vụ gì nữa.

Nếu hiểu theo cách này, thì xóa tư cách, cách hết chức danh, chức vụ của một người đã nghỉ hưu là cách các cái không còn. Hình thức này chỉ giải quyết xử lý về mặt thủ tục hành chính.

"Ở nước ngoài, việc xử lý các cán bộ về hữu cũng được thực hiện rất nghiêm khắc, tuy nhiên, không nước nào cách chức vụ của người đã nghỉ hưu", ông Sơn nói.

Ông cho biết, mọi sai phạm đều phải trả giá theo quy định của pháp luật, ai làm sai đều phải chịu trách nhiệm. Sai tới đâu xử lý tới đó. Sai phạm ở mức độ nào xử lý theo mức độ đó, nếu nhẹ thì xử lý hành chính, nặng hơn có thể phải truy tố trước pháp luật.

"Tôi lấy ví dụ như trường hợp cựu tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye phải nhận 25 năm tù và phải nộp phạt 18 triệu USD cho hành vi nhận hối lộ, cưỡng ép lạm quyền của mình. Mặc dù không còn là tổng thống nhưng bà Park Geun-hye vẫn phải trả giá cho những sai phạm gây ra", ông Sơn nêu.

Theo đó, ông Sơn cho rằng, cần quy định theo hướng cán bộ, công chức, viên chức sau khi nghỉ việc, nghỉ hưu vẫn phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình trong thời gian công tác.

Đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm cần quy định hình thức kỷ luật phù hợp bảo đảm hệ quả pháp lý gắn trực tiếp với quyền lợi cụ thể mà người đó được hưởng trong thời gian công tác hoặc nghỉ hưu.

Song song với đó, việc điều tra, truy tố trước pháp luật vẫn phải thực hiện nếu những có sai phạm, gây hậu quả nghiêm trọng.

Đồng tình với quan điểm trên, PGS Nguyễn Hữu Tri - nguyên là Viện trưởng Viện Khoa học hành chính, Trưởng khoa Quản lý hành chính, Học viện hành chính Quốc gia cũng cho rằng, quy định hình thức xử lý cụ thể trong luật đối với cán bộ, lãnh đạo đã nghỉ hưu là cần thiết.

Vị PGS cho biết, tại các nước, quy định xử lý kỷ luật cán bộ lãnh đạo cấp cao sau khi nghỉ hưu mới phát hiện sai phạm cũng được quy định rất cụ thể. Theo đó, các vụ việc đều được phân định rất rõ về trách nhiệm về mặt quản lý cũng như trách nhiệm trước pháp luật.

Dự luật lần này cũng nên đi theo hướng đó. Theo đó, về mặt quản lý, nếu sau khi nghỉ hưu mới phát hiện sai phạm của cán bộ, lãnh đạo tại thời kỳ đương nhiệm thì về mặt nguyên tắc vẫn bị xử lý theo đúng quy định. Tuy nhiên, cách xử lý không phải là cách các chức vụ mà cán bộ, lãnh đạo đó từng đảm nhiệm trước khi nghỉ hưu mà là cắt hết các quyền lợi về tinh thần, vật chất mà người đó được hưởng bắt nguồn từ chức vụ họ đã đảm nhiệm trước khi nghỉ hưu. Đây là quyền về nhân thân gắn với chức vụ đó. Kể cả bảo hiểm xã hội cũng phải được xem xét, do quy định trước đây, nhà nước vẫn hỗ trợ, đóng một phần bảo hiểm cho cán bộ, công chức.

Còn về mặt pháp luật, cơ quan công an sẽ tiếp tục tiến hành điều tra, xác định sai phạm ở mức độ nào sẽ xử lý theo mức độ đó. Kể cả việc phải truy tố, khởi tố, bắt tạm giam nếu sai phạm gây hậu quả nghiêm trọng.

"Theo tôi hiểu, Dự luật cũng đang hướng tới quy định như vậy nhưng cần phải quy định cụ thể hơn và việc xử lý phải giải quyết theo cả phương diện hành chính lẫn hình sự.

Ở Việt Nam, quy định xử lý cán bộ mắc sai phạm đã về hưu lâu nay còn gặp nhiều khó khăn do vướng mắc về quy chế, cơ chế bổ nhiệm. Ví dụ, một lãnh đạo doanh nghiệp này cũng có thể trở thành lãnh đạo của một địa phương nọ. Vì thế, có nhiều trường hợp không giữ chức vụ lãnh đạo trong bộ máy quản lý hành chính nhà nước nhưng vẫn giữ các chức vụ trong Đảng.

Vì thế, nếu quy định xóa tư cách, cách chức vụ thì cũng cần nghiên cứu thêm với những trường hợp này sẽ phải xử lý thế nào?", vị PGS đề xuất.

xoa chuc vu cua can bo nghi huu can thiet nhung Cán bộ sắp nghỉ hưu được cử đi học ở nước ngoài

 Tổng Thanh tra Chính phủ đã nhận trách nhiệm trong việc cử 4 cán bộ sắp nghỉ hưu (đã có thông báo nghỉ hưu) đi ...

xoa chuc vu cua can bo nghi huu can thiet nhung Sau khi có thông báo nghỉ hưu, Giám đốc Sở Nội vụ ký nhận 5 cán bộ

Hai ngày sau khi nhận thông báo nghỉ hưu, Giám đốc Sở Nội vụ Nghệ An ký quyết định tiếp nhận, thuyên chuyển 5 cán ...

/ http://baodatviet.vn