Vụ nâng điểm chấn động dư luận ở Hà Giang: Đi tìm nguồn cơn

Sau 5 năm thai nghén với đề án 2 trong 1 (gộp kỳ thi tốt nghiệp THPT vào kỳ thi xét tuyển đại học), ngày 26.2.2015, Bộ Giáo dục – Đào tạo (GDĐT) đã ban hành quy chế kỳ thi quốc gia. Sau 4 năm triển khai, nhiều địa phương đã dấy lên nghi vấn “thi thật, điểm giả”. Và sự kiện chấn động dư luận “nâng điểm thi tốt nghiệp THPT ở Hà Giang” chính là giọt nước tràn ly.

Mâu thuẫn trong mâu thuẫn

Cách đây 4 năm, trước sức ép dư luận khi chỉ trong một thời gian ngắn, học sinh phải trải qua 2 kỳ thi vô cùng căng thẳng là tốt nghiệp THPT và thi đại học, công sức, tiền của cả xã hội đổ vào hai kỳ thi này là vô cùng lớn, Bộ GDĐT quyết định triển khai đề án 2 trong 1 sau một thời gian thai nghén.

Nhiều trường THPT muốn có danh đã ép học sinh học “lòi bong bóng”, giỏi toàn diện để có kết quả kỳ thi tốt nghiệp cao, để được nằm trong danh sách tốp 200 các trường THPT có tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp cao.

vu nang diem chan dong du luan o ha giang di tim nguon con

Lãnh đạo tỉnh Hà Giang thông tin về vụ sai phạm điểm thi THPT Quốc gia 2018 tại Hà Giang. Ảnh: CL/Tin Tức

Danh tiếng của trường sẽ hút lượng học sinh khi biết đánh vào tâm lý phụ huynh, là phải vào bằng được trường này, trường kia.

Điểm chuẩn được nâng lên cao ngất ngưởng, không đủ điểm phải chạy bằng tiền mới có chỗ ngồi trong những ngôi trường danh giá đó.

Rất nhiều trường tổ chức luyện thi rất sớm. Hết học kỳ 1 là chỉ tập trung học môn chính để thi tốt nghiệp. 6 môn thi, đủ cả ba khối A,B,C.

Lò luyện thi đại học nhan nhản ở khắp nơi.

Nhiều học sinh đã lựa chọn học lệch, chỉ nhăm nhăm vào ba môn thi đại học. Chính vậy mà có những thí sinh chỉ đủ điểm đỗ tốt nghiệp, nhưng điểm thi đại học rất cao. Ngược lại, có những thí sinh điểm thi tốt nghiệp cao, nhưng lại trượt đại học.

Và đã xảy ra những trường hợp thật đau lòng, có em đã tìm đến cái chết chỉ vì “học trường điểm, trường chuyên mà không đỗ đại học”.

Lãnh đạo Bộ GDĐT kiên quyết chống học lệch, với quan điểm là học sinh bậc phổ thông phải phát triển toàn diện. Bộ đã đánh giá cao kỳ thi tốt nghiệp THPT là “học gì thi nấy”. Và bộ đã lựa chọn trong đề án 2 trong 1 và chọn phương án kỳ thi tốt nghiệp THPT là kỳ thi quốc gia.

Bộ trưởng Bộ GDĐT khi ấy là ông Nguyễn Thiện Nhân đã nhận định rằng “còn thi đại học thì còn lò luyện thi”.

Dự thảo để án 2 trong 1 được tổ chức lấy ý kiến rộng rãi. Rất nhiều ý kiến tâm huyết đóng góp là nên xét tốt nghiệp THPT và tổ chức kỳ thi đại học, cao đẳng. Đề án chính sửa ngót nghét hơn hai chục lần. Và đến năm 2014, Bộ GDĐT khẳng định là thời điểm đã chín muồi.

Với thử nghiệm là thi tốt nghiệp 4 môn, hai môn văn và toán là bắt buộc, còn hai môn tự chọn, sau khi tổ chức kỳ thi tuyển sinh đại học, Bộ GDĐT đã quyết định triển khai đề án 2 trong 1 bắt đầu từ năm 2015.

Gỡ chỗ này tắc chỗ kia

Ngay lúc đó, dư luận, đặc biệt là nhiều chuyên gia giáo dục và các nhà giáo giàu kinh nghiệm đã lên tiếng, nêu rõ những bất cập của đề án 2 trong 1 khi chọn kỳ thi tốt nghiệp THPT là kỳ thi quốc gia, còn lại chỉ xét tuyển đại học. Nguyên Bộ trưởng Bộ GDĐT Trần Xuân Nhĩ từng kiến nghị Bộ GDĐT nên trả việc tuyển sinh đại học về cho các trường.

Hoặc PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, năm 2017 cũng đã khẳng định: Hai kỳ thi có mục đích khác nhau, do đó rất khó gộp thành một. Kỳ thi THPT quốc gia chỉ để xác nhận học sinh tốt nghiệp phổ thông, nghĩa là đánh giá kiến thức đã học 12 năm đạt được ở mức nào.

“Trong khi đó, kỳ tuyển sinh đại học để chọn thí sinh phù hợp, thậm chí tốt nhất để học ở trình độ cao hơn. Nó có tính chất khác hẳn với học phổ thông vốn chủ yếu trang bị cho học sinh nền tảng kiến thức đủ rộng, có thể làm nhiều ngành nghề lao động tay chân hoặc trí óc ở nhiều trình độ khác nhau”, PGS Nghĩa phân tích.

Hiệu trưởng các trường đại học thực sự lo ngại cho chất lượng đầu vào nếu xét tuyển điểm của kỳ thi tốt nghiệp THPT. Thế nhưng, Bộ GDĐT vẫn quyết phương án 2 trong 1.

Những tưởng là tổ chức kỳ thi tốt nghiệp thì học sinh ở vùng xa không phải dồn về đô thị lớn để thi cử. Thực tế là thi tốt nghiệp THPT, nhiều học sinh cũng vượt cả trăm cây số để thi theo cụm.

Nhiều trường đại học top trên vẫn tổ chức thi “nội bộ” nên xảy ra tình trạng là có tên trong trường đại học nhưng chưa thi tốt nghiệp.

Tỉ lệ tốt nghiệp năm đầu tiên của kỳ thi 2 trong 1 đạt trên 92%, con số này cao thật, nhưng các chuyên gia và giáo viên nhiều trường đại học vẫn chưa thực sự tin tưởng là chưa phản ánh đúng thực chất. Có những địa phương tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 98% .

GS Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội từng phát biểu: Mọi năm có đến 95-99% thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT. Trước đây đã nhiều ý kiến đặt vấn đề, một kỳ thi mà biết chắc có đến 99% đỗ tốt nghiệp, cần gì tổ chức thi.

Theo phân tích của ông Thi: Không phân loại được thí sinh thì rất khó cho khâu tuyển sinh hoặc tuyển sinh sai đối tượng.

Thực tế, việc tổ chức 2 trong 1 chỉ gỡ được áp lực là thí sinh không phải vất vả đổ dồn về các đô thị lớn để thi cử, nhưng đã bộc lộ được điểm yếu: Đó là chất lượng, là không có sự công bằng nếu xảy ra tiêu cực, điển hình như việc sửa điểm thi ở Hà Giang.

Nhiều thí sinh điểm kém nghiễm nhiên loại những học sinh điểm cao thực chất ở ngưỡng cửa vào đại học.

Năm 2017 là năm đầu tiên Bộ GDĐT tổ chức thi trắc nghiệm, việc xuất hiện hàng nghìn điểm 10 và điểm sàn nhiều trường đại học (lấy kết quả kỳ thi THPT quốc gia) lên rất cao. Dư luận cho rằng đề thi dễ, khó phân loại thí sinh và lắm rủi ro.

Thí sinh rơi vào tình trạng may rủi, không đánh giá được chất lượng học của các thí sinh.

Từ chỗ Bộ GDĐT đặt nhiều hy vọng ở đề án 2 trong 1, nhưng đến giờ thực tế đã làm bộc lộ những vấn đề bất ổn khi lựa chọn phương án này. Rõ ràng, câu chuyện ở Hà Giang không phải là cá biệt khi bắt đầu manh nha xuất hiện những dấu hiệu tương tự tại Sơn La, Lạng Sơn.

Và không ai có thể chắc hiệu ứng domino khi nào dừng lại một khi nó bắt đầu?

vu nang diem chan dong du luan o ha giang di tim nguon con Nghi vấn nâng điểm con quan ở Hà Giang: ĐBQH nói gì?

"Cần xác minh làm rõ thông tin con cháu lãnh đạo được nâng điểm, nếu đúng, xử lý nghiêm để lấy lại công bằng cho ...

vu nang diem chan dong du luan o ha giang di tim nguon con Thanh tra cắm chốt Hà Giang vắng mặt khi xử lý bài trắc nghiệm

Trong buổi chấm trắc nghiệm đầu tiên, hai thanh tra cắm chốt tại Hà Giang xin nghỉ. Hội đồng thi này vẫn tiến hành xử ...

vu nang diem chan dong du luan o ha giang di tim nguon con Sửa điểm thi tại Hà Giang: Cần khởi tố vụ án hình sự

Thông tin Phó Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng thuộc sở GD&ĐT Hà Giang đã trực tiếp can thiệp vào 330 bài ...