Virus gây Covid-19 sẽ phát triển như thế nào trong tương lai?

Đa số chuyên gia hiện nay thống nhất nCoV, virus gây ra đại dịch đã khiến hơn 4,3 triệu người chết trên toàn cầu, sẽ tiếp tục tồn tại trong những năm tới.

Tuy nhiên, không có cách để biết chính xác virus sẽ tiến hóa như thế nào và sẽ có thêm biến chủng gì xuất hiện. Trên thực tế, không phải tất cả biến chủng đều nguy hiểm hoặc đáng lo ngại hơn.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đến nay đã xác định 4 biến chủng là "đáng lo ngại", trong đó có Delta, với khả năng lây nhiễm cao gấp đôi chủng ban đầu tại thành phố Vũ Hán của Trung Quốc, nơi đại dịch khởi phát. Delta hiện là chủng trội trên toàn thế giới kể từ khi được phát hiện lần đầu ở Ấn Độ hồi tháng 10/2020.

Biến chủng Delta đang là cơn ác mộng với rất nhiều quốc gia
Biến chủng Delta đang là cơn ác mộng với rất nhiều quốc gia

Đã có bằng chứng cho thấy so với chủng virus ở Vũ Hán, biến chủng Delta dễ lây lan hơn trong số những người đã được tiêm vaccine Covid-19. Chỉ tính riêng tại Mỹ, biến thể Delta đã trở thành chủng virus trội gây Covid-19, chiếm hơn 93% số ca mắc mới, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC). Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho hay biến thể này cũng đã lan ra hơn 135 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

Việc Nhật Bản, áp đặt tình trạng khẩn cấp tại nhiều tỉnh thành do dịch COVID-19, công bố phát hiện bệnh nhân đầu tiên mắc biến thể Lambda của virus SARS-CoV-2 đang khiến cả thế giới lo ngại. Loại biến thể mới có có nguồn gốc tại Peru, được cho là có khả năng lây nhiễm mạnh và kháng vaccine cao, sau thời gian hoành hành tại Nam Mỹ đang có chiều hướng lan ra các châu lục khác. Tại Peru, quốc gia có tỷ lệ tử vong do Covid-19 cao nhất thế giới, tính từ tháng 4/2021 đến nay, hơn 80% bệnh nhân Covid-19 mắc biến thể Lambda. Đến cuối tháng 6, biến thể Lambda xuất hiện ở gần 30 nước. Cho đến nay, có vẻ Lambda có tốc độ lây nhanh hơn chủng SARS-CoV-2 ban đầu, tương tự như biến thể Delta và các biến thể khác.

Nhật Bản phát hiện ca nhiễm biến chủng Lambda đầu tiên
Nhật Bản vừa phát hiện ca nhiễm biến chủng Lambda đầu tiên

WHO cũng đưa 4 biến chủng nCoV khác vào danh sách "đáng quan tâm", dựa trên "những thay đổi về gene đã hoặc sẽ ảnh hưởng đến các đặc tính của virus", bao gồm khả năng lây nhiễm, mức độ nghiêm trọng và khả năng kháng vaccine.

Một số chuyên gia dự đoán nCoV có thể trở nên bớt nguy hiểm hơn theo thời gian, dựa trên giả thuyết về sự đối nghịch giữa độc lực và tính lây nhiễm. Theo thuyết này, nếu độc lực của virus ngày càng tăng thì khả năng lây nhiễm sẽ suy giảm, bởi việc giết chết vật chủ sẽ khiến mầm bệnh khó lây lan rộng hơn.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khác tỏ ra lo ngại hơn về mối đe dọa từ các biến chủng, đặc biệt là nguy cơ xuất hiện một biến chủng có khả năng kháng những vaccine hiện nay. Theo cuộc khảo sát 77 nhà dịch tễ học của Liên minh Vaccine cho Mọi người hồi tháng 3, 2/3 số người được hỏi tin rằng nCoV sẽ đột biến đến mức các vaccine thế hệ đầu tiên không còn hiệu quả trong vòng một năm hoặc ngắn hơn.

Phóng viên (t/h)

https://nghenghiepcuocsong.vn/virus-gay-covid-19-se-phat-trien-nhu-the-nao-trong-tuong-lai/?fbclid=IwAR1o8ciLtRwlx-wcAr4r9jExU1pzzdYmmbeDLn1YIdjlhRGS8ynU5qBjfdM

WHO yêu cầu Trung Quốc chia sẻ dữ liệu thô về ca mắc COVID-19 sớm nhất WHO yêu cầu Trung Quốc chia sẻ dữ liệu thô về ca mắc COVID-19 sớm nhất
Hà Nội thêm 19 ca nghi COVID-19, 4 ca phát hiện qua sàng lọc ho, sốt Hà Nội thêm 19 ca nghi COVID-19, 4 ca phát hiện qua sàng lọc ho, sốt

/ Nghề nghiệp & Cuộc sống