Vì sao Nga bị cấm tham dự World Cup 2022?

Tòa án Trọng tài Thể thao (CAS) giảm án cấm tham gia các sự kiện thể thao tầm cỡ quốc tế với Nga vì bê bối doping, nhưng vẫn vắng mặt tại Olympics Tokyo và World Cup 2022.

CAS đưa ra phán quyết về vụ bê bối doping của thể thao Nga. Ban đầu, Nga bị Cơ quan Phòng chống doping Thế giới (WADA) tuyên án cấm 4 năm, nhưng đã kháng cáo lên CAS và nhận lệnh cấm có hiệu lực đến 16/12/2022.

Điều này đồng nghĩa Nga không thể tranh tài tại Olympic mùa hè Tokyo và Paralympic dự kiến tổ chức vào năm 2021, World Cup 2022 diễn ra tại Qatar và Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh vào tháng 2/2022. CAS cũng xác nhận việc giảm án không liên quan đến tính chất hành vi phạm luật của Nga.

Tuy nhiên, đội tuyển Nga sẽ góp mặt tại EURO diễn ra vào năm sau do đây là giải đấu ở tầm khu vực.

Thông qua cuộc điều tra diễn ra tháng 1/2019, WADA tuyên bố Cơ quan Phòng chống doping Nga (RUSADA) đã không tuân thủ luật và thao túng dữ liệu xét nghiệm doping của các vận động viên trong phòng thí nghiệm.

Phán quyết của CAS cho biết: "Ban hội thẩm đã đưa ra hậu quả để phản ánh bản chất và mức độ nghiêm trọng của việc không tuân thủ quy định, với mục đích đảm bảo tính toàn vẹn của thể thao trước bê bối doping. Nó được xem xét dựa trên sự công bằng, cần thiết để tạo ra thay đổi về văn hóa và khuyến khích thế hệ vận động viên Nga tiếp theo tham gia tranh tài một cách trong sạch".

1837110058475 005fef01 800f 42b9 8bae 377d0fae3066

Trong thời gian thụ án, Nga bị cấm đăng cai tổ chức các sự kiện thể thao quốc tế. Quốc ca và quốc kỳ Nga cũng không được xuất hiện tại bất cứ địa điểm nào diễn ra những giải đấu tầm cỡ quốc tế chính thức.

Các vận động viên Nga đã chứng minh không vướng vào vụ bê bối doping này có thể tham gia thi đấu, nhưng chỉ với tư cách trung lập. Họ có thể mặc trang phục có màu sắc của Nga, nhưng không có quốc kỳ hay bất cứ biểu tượng nào tượng trưng cho quốc gia này. Tại Thế vận hội mùa đông 2018 ở Pyeongchang, Hàn Quốc, 168 vận động viên Nga đã tham gia tranh tài dưới tư cách trung lập.

Trước đó, với nguy cơ bị cấm thi đấu tại Olympic Tokyo vào năm tới và World Cup 2022, phía Nga đã phải gồng mình đóng phạt số tiền lên đến 10 triệu USD.

Nếu thể thao Nga chây ì và “chối quanh” câu chuyện Doping nhiều năm qua thì án phạt từ Cơ quan Chống Doping thế giới (WADA) lẫn LĐĐK Quốc tế (IAAF) sẽ áp xuống.

Ngày 1/7 là thời hạn cuối cùng để Nga nộp phạt sáu triệu USD cho IAAF vì làm giả hồ sơ, tráo mẫu thử nghiệm nhiều năm trước. Tuy nhiên, Nga đã không đóng phạt đúng hẹn, nay số tiền vọt lên 10 triệu USD, tức án chồng án.

Quan trọng hơn là lệnh trừng phạt sẽ lan rộng sang tất cả các môn và đội tuyển bóng đá quốc gia Nga không được tham dự các sự kiện thể thao quốc tế lớn như Olympic mùa hè, mùa đông, World Cup, các giải châu Âu…

Nay Bộ Thể thao Nga lên kế hoạch đóng trước 6,3 triệu USD, phần còn lại sẽ thương lượng để được đóng tiếp vào những thời gian thích hợp sau đó. Đây là nỗ lực của Cơ quan quản lý thể thao cấp nhà nước của Nga để cứu vãn nền thể thao đang có nguy cơ bị cô lập. Phía IAAF đề nghị Nga đến ngày 31-8 phải trình bày cụ thể lịch đóng phạt và phương án cụ thể cải tổ các cơ quan thí nghiệm và phòng chống Doping.

Cùng với đó WADA và IAAF đề nghị phía Nga hãy cải tổ lại cơ cấu và đặc điểm cách làm việc và quản lý của Cơ quan chống Doping Nga và phòng thí nghiệm Doping Nga. Nó phải là cơ quan trung lập, không thuộc nhà nước quản lý dưới sự giám sát của WADA.

PV (th)

Qatar dự vòng loại World Cup ở châu Âu, cùng bảng với Bồ Đào Nha Qatar dự vòng loại World Cup ở châu Âu, cùng bảng với Bồ Đào Nha
Bốc thăm vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Âu: Ông lớn dễ thở Bốc thăm vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Âu: Ông lớn dễ thở
Đội tuyển Malaysia bác tin rút khỏi vòng loại World Cup 2022 Đội tuyển Malaysia bác tin rút khỏi vòng loại World Cup 2022
/ Nghề nghiệp và cuộc sống