Vì sao Mỹ khăng khăng rút khỏi INF?

Mỹ có thể rót tiền, chuyển giao công nghệ, linh kiện hoặc các tên lửa cũ để biến Ukraine thành mối đe dọa tên lửa trực tiếp đối với Nga.

Cuộc cãi vã cuối cùng?

Các cuộc tham vấn giữa Nga và Mỹ về Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) ngày 15/1 tại Geneva đã thất bại với việc hai bên tiếp tục cáo buộc lẫn nhau "vi phạm" INF. Trong khi đó, tại phiên họp cùng, tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) một lần nữa cáo buộc Nga gây hấn và thể hiện sự sẵn sàng bảo đảm an ninh của mình bằng các biện pháp quân sự bổ sung trong trường hợp Washington rút khỏi INF.

NATO tin rằng Nga vi phạm INF sau khi trang bị cho lực lượng Lục quân của mình tên lửa 9M729 (dành cho tổ hợp tên lửa Iskander) có thể sử dụng nhằm vào các mục tiêu có bán kính xa hơn 500 km.

vi sao my khang khang rut khoi inf

Hình ảnh được cho là một vụ phóng thử tên lửa 9M729 của Nga

Ngày 16/1, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách An ninh Quốc tế và Kiểm soát Vũ khí, bà Andrea Thompson tuyên bố cuộc tham vấn thất bại khiến Mỹ sắp thực thi lộ trình rút khỏi INF. Theo quan chức Mỹ, tiến trình này sẽ kéo dài 6 tháng, kể từ ngày 2/2 tới.

Đề cập tới cuộc họp với các quan chức Bộ Ngoại giao Nga tại Geneva hôm 15/1 vừa qua, bà Thompson nói: "Chúng tôi đã không thể đạt được bất kỳ đột phá nào với Nga vào ngày hôm qua. Dựa vào các cuộc thảo luận ngày hôm qua và những trao đổi hôm nay, chúng tôi không thấy có dấu hiệu cho thấy Nga sẽ lựa chọn tuân thủ (INF)".

Tuy nhiên, một ngày sau đó (17/1), Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết Moscow không biết liệu Mỹ muốn chấm dứt INF hay sẵn sàng phối hợp với Nga để duy trì thỏa thuận này?.

Ông Ryabkov nêu rõ: "Chúng tôi không hiểu bản chất lập trường hiện tại của Mỹ. Liệu các đối tác của chúng tôi ở Mỹ muốn chúng tôi hướng tới việc duy trì hiệp ước hay họ đã quyết định đình chỉ hiệp ước như đã tuyên bố với chúng tôi tại các cuộc tham vấn ở Geneva, đó là rút lui chính thức và hoàn toàn rút khỏi Hiệp ước? Chính vì vậy, khi hỏi về cách Nga sẽ thực hiện hiệp ước, phía Mỹ đang sai".

vi sao my khang khang rut khoi inf

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov

Thứ trưởng Ngoại giao Nga cũng đã nói rằng Moscow đã mời các nhà ngoại giao Mỹ tham gia một cuộc họp liên quan đến INF và mong chờ sự tham gia của các đối tác Mỹ. Cuộc họp dự kiến diễn ra trong ngày 18/1 tới. Các phái bộ Đức, Hy Lạp, Thụy Điển và Anh đã xác nhận tham gia.

Nhà ngoại giao Nga cho biết: "Tất cả các đồng nghiệp liên quan đều được mời tham gia. Tôi hy vọng các nhà ngoại giao Mỹ sẽ tìm thấy một cơ hội tham gia sự kiện này".

Hiểm họa từ Ukraine

Ý định rút khỏi INF được Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra ngày 20/10/2018. Đến đầu tháng 12/2018, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đưa ra tối hậu thư cho Moscow với yêu cầu trong vòng 60 ngày phải tiêu hủy hoặc thay đổi loại vũ khí này để phù hợp với các thông số ghi trong INF (tầm bắn không quá 500 km).

Các nước châu Âu, đặc biệt là Đức, luôn công khai ủng hộ duy trì INF do lo ngại khả năng bùng phát một cuộc chạy đua vũ trang. Ngoại trưởng Đức Heiko Maas mới đây nêu rõ, trong trường hợp hiệp ước này bị hủy bỏ thì điều quan trọng là phải ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ trang.

Về khả năng triển khai các tên lửa Mỹ tại châu Âu trong trường hợp INF bị hủy bỏ, ông Maas cho hay: "An ninh của châu Âu sẽ không cải thiện nếu có thêm các tên lửa hạt nhân tầm trung được triển khai tại đó. Tôi xem đó là sự đối phó sai lầm".

vi sao my khang khang rut khoi inf Nga lách qua INF khi phát triển Kalibr-M bắn 4.500 km

Dù phương Tây cáo buộc với tên lửa Kalibr-M, Nga đã công khai vi phạm Hiệp ước INF nhưng thực tế mọi chuyện không phải ...

vi sao my khang khang rut khoi inf Nga cảnh báo nếu Mỹ viện cớ rời INF, đồng minh của Washington sẽ "lãnh đủ"

Tổng Tham mưu trưởng quân đội Nga Valery Gerasimov cảnh báo Matxcơva sẽ đáp trả việc Mỹ rời bỏ Hiệp ước Các lực lượng hạt ...

/ http://baodatviet.vn