Vì sao doanh nghiệp “báo giá” dự án nước thô hơn 790 tỉ?

Chủ đầu tư nhà máy nước thô từ sông Lam để sản xuất nước sạch báo cáo tổng mức đầu tư dự án hơn 790 tỉ đồng, nhưng cơ quan chức năng Nghệ An không chấp nhận, đề xuất kiểm toán lại.

Vừa qua, dư luận Nghệ An xôn xao vì những thông tin liên quan đến dự án cấp nước thô từ sông Lam của Công ty cấp nước Sông Lam (thuộc Công ty Tuấn Lộc) cho Công ty cấp nước Nghệ An.

Nhiều ý kiến thắc mắc, băn khoăn về giá nước thô (1.950 đồng/m3) do công ty nói trên cung cấp được cho là quá cao, liên quan đến tổng mức đầu tư dự án cấp nước thô từ sông Lam cho hai nhà máy nước Hưng Vĩnh và Cầu Bạch, 200.000m3/ngày đêm.

vi sao doanh nghiep bao gia du an nuoc tho hon 790 ti
Đường ống cấp nước thô từ sông Lam cho Công ty CP Cấp nước Nghệ An. Ảnh: QĐ

Tại buổi làm việc với các cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An và đối tác mua nước thô (Công ty cấp nước Nghệ An) vào tháng 6/2019, Công ty cấp nước Sông Lam cho rằng đã thuê đơn vị kiểm toán độc lập A&C kiểm toán dự án và đã hợp đồng với Viện Kinh tế - Bộ Xây dựng thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành. Kết quả quyết toán sau thẩm tra là hơn 791 tỉ đồng (tổng mức đầu tư dự án).

Tuy nhiên, cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An không chấp nhận kết quả nói trên. Kết luận cuộc làm việc, các thành viên kiến nghị UBND tỉnh Nghệ An chỉ đạo Sở Tài chính sớm kiểm toán xác định giá trị dự án, xây dựng giá nước thô do Công ty cấp nước Sông Lam cung cấp, để làm cơ sở cho việc thỏa thuận lại hợp đồng dịch vụ cấp nước thô, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các doanh nghiệp cấp nước và người sử dụng nước sạch.

Theo ông Lê Hồng Vinh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, tỉnh đã đề nghị Kiểm toán Nhà nước khu vực II kiểm toán dự án cấp nước thô của Công ty cấp nước Sông Lam, song bị từ chối với lý do đây không phải là đầu tư công.

Do đó, đến nay, cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An vẫn chưa nắm được chính xác tổng mức đầu tư của dự án dự án cấp nước thô từ sông Lam cho hai nhà máy nước Hưng Vĩnh và Cầu Bạch. Do đó, mức giá nước thô hiện đang áp dụng (1.950 đồng/m3) được cho là quá cao và không có cơ sở.

Tháng 1.2015, UBND tỉnh Nghệ An và Công ty CP cấp nước Sông Lam (thuộc Công ty Tuấn Lộc) ký Thỏa thuận thực hiện dịch vụ cấp nước thô. Sau đó, Công ty cấp nước Sông Lam đã xây dựng dự án cấp nước thô sông Lam giá 1.950 đồng/m3 cho nhà máy sản xuất nước sạch Hưng Vĩnh và Cầu Bạch, công suất 200.000 m3/ngày đêm.

Ngày 5.11.2018, UBND tỉnh Nghệ An ban hành văn bản số 8463 hủy bỏ một số nội dung “Thỏa thuận thực hiện dịch vụ cấp nước thô” nói trên. Cụ thể là hủy bỏ nội dung Khoản 2, Điều 7 “Lộ trình điều chỉnh giá nước thô: 2 năm 1 lần, mỗi lần tăng 12% trong vòng 14 năm để đảm bảo tài chính dự án. Bắt đầu từ năm 2016 đến năm 2030”; Hủy bỏ cụm từ “từ năm 2031” tại Khoản 3, Điều 7 của bản Thỏa thuận.

Cho rằng mức giá nước thô nói trên quá cao, Công ty cấp nước Sông Lam đã sử dụng nước thô từ sông Đào (với giá 900 đồng/m3) để sản xuất nước sạch, bị dư luận phản ứng và sau đó UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu dừng.

Về tổng mức đầu tư dự án dự án cấp nước thô sông Lam cho nhà máy sản xuất nước sạch Hưng Vĩnh và Cầu Bạch, ban đầu phía Công ty cấp nước Sông Lam thông báo là gần 497 tỉ đồng, vừa qua lại thông báo hơn 791 tỉ đồng.

Đến nay, giữa Công ty cấp nước Sông Lam (nhà cung cấp nước thô) và Công ty cấp nước Nghệ An (đơn vị sản xuất nước sạch) vẫn chưa tái ký thành công “Thỏa thuận thực hiện dịch vụ cấp nước thô” theo chỉ đạo của UBND tỉnh Nghệ An.

Tháng 8.2019, phía Công ty cấp nước Nghệ An đề xuất đầu tư dự án cấp nước thô từ sông Lam cho hai nhà máy nước Hưng Vĩnh và Cầu Bạch, tổng mức đầu tư 187,5 tỉ đồng, công suất 275.000m3/ngày đêm, giá nước thô 600 đồng/m3. Đại diện Sở Xây dựng Nghệ An cho biết đang xem xét về phương diện quy hoạch vùng cấp nước để cho ý kiến về dự án này.

vi sao doanh nghiep bao gia du an nuoc tho hon 790 ti Siết tín dụng: Doanh nghiệp BĐS “méo mặt” người mua nhà lại hưởng lợi
vi sao doanh nghiep bao gia du an nuoc tho hon 790 ti 665 doanh nghiệp thủy sản Việt Nam được xuất khẩu vào Trung Quốc
vi sao doanh nghiep bao gia du an nuoc tho hon 790 ti Hạ tiêu chí mời thầu cao tốc Bắc Nam: "Miếng bánh ngon" cho doanh nghiệp Việt
/ laodong.vn