Vi phạm bản quyền World Cup:Luật an ninh mạng có thể xử

 Hiện tại, VTV vẫn đang tích cực phối hợp với FIFA để xử lý các trường hợp vi phạm.

Mới đây đài truyền hình Việt Nam (VTV) có công văn nhờ Bộ Thông tin- Truyền thông vào cuộc xử lý mạnh tay, tránh việc có thể bị FIFA ngừng cung cấp sóng các trận đấu World Cup 2018 bất cứ lúc nào bởi vấn đề vi phạm bản quyền truyền hình World Cup 2018 rất nghiêm trọng.

Cụ thể, chỉ trong 3 ngày từ khi FIFA World Cup 2018 khai mạc, Đài truyền hình Việt Nam đã phát hiện hơn 700 trường hợp vi phạm bản quyền phát sóng giải đấu này trên Internet.

Trước vấn đề này, nhiều người đặt ra câu hỏi liệu an ninh mạng có áp dụng được trong trường hợp này không?. Giải đáp thắc mắc trên, luật sư Nguyễn Thanh Hà -Chủ tịch công ty luật SBLaw cho biết:

"Luật an ninh mạng mặc dù được Quốc hội thông qua nhưng vẫn chưa có hiệu lực, nếu những đối tượng dùng Facebook hoặc dùng mạng viễn thông, mạng xã hội hay công cụ khác vi phạm bản quyền của VTV thì không cần dùng luật an ninh mạng mà theo luật hiện hành vẫn sử dụng để xử lý được.

Theo tôi các đối tượng vi phạm bản quyền của VTV là vi phạm điều cấm của an ninh mạng, trong luật an ninh mạng ghi rõ là cấm việc kinh doanh, phát tán nội dung trái pháp luật trong môi trường mạng.

Ví dụ như các cơ quan an ninh mạng như cơ quan an ninh mạng của Bộ Thông tin- Truyền thông có thể yêu cầu các đơn vị cung cấp hành vi vi phạm, đề nghị các nhà cung cấp dịch vụ cung cấp đối tượng vi phạm, rồi tiến hành tạm dừng các tài khoản vi phạm.

Hơn nữa luật an ninh mạng chỉ tạo ra được cơ sở pháp lý thôi, còn có ngăn chặn được hay không phải là việc thực thi. Nếu như cơ quan chức năng Việt Nam thực thi một cách quyết liệt thì có thể ngăn chặn được bằng cách như khi diễn ra việc phát sóng, các đơn vị trực chủ yếu áp dụng các biện pháp kỹ thuật, có nghĩa là các đơn vị của đài truyền hình phát hiện trang web nào phát sóng thì báo ngay cho an ninh mạng để họ có biện pháp thông báo cho nhà cung cấp dịch vụ để họ yêu cầu bên kia ngừng phát sóng.

Tôi nghĩ luật an ninh mạng tạo ra cơ sở luật pháp để thực thi nhưng cái quan trọng các cơ quan thực thi có quyết liệt hay không?".

vi pham ban quyen world cupluat an ninh mang co the xu

VTV có công văn nhờ Bộ Thông tin-Truyền thông vào cuộc xử lý mạnh tay với những vi phạm bản quyền World Cup

Bên cạnh đó luật sư Hà cũng chỉ ra trong trường hợp này luật sở hữu trí tuệ được bảo vệ.

Theo luật sư Hà, quyền sở hữu trí tuệ là bản quyền. Khi các tín hiệu vệ tinh chương trình phát sóng thì luật sở hữu trí tuệ được bảo vệ. VTV được độc quyền phát sóng, các đơn vị khác không được phép phát sóng mà vẫn phát sóng là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, những trường hợp này có thể bị khởi kiện phạt hành chính thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chia sẻ về vấn đề này, luật sư Trương Anh Tú chỉ ra rằng luật an ninh mạng chưa đi vào đời sống, chưa đặt vấn đề an ninh mạng ở đây. Trong vấn đề này chỉ ở góc độ sở hữu trí tuệ, vi phạm bản quyền và dân sự.

Cùng ngày, luật sư Trần Văn Nhất -Công ty luật Hà Trần phân tích: Bản quyền, luật sở hữu trí tuệ, nói dễ hiểu là người có quyền đang sở hữu là hợp pháp, nếu người khác sử dụng không được người đó cho phép là vi phạm. Còn an ninh mạng là những vấn đề về an ninh, người ta ngăn chặn những hành vi ảnh hưởng đến an ninh. Ví dụ dùng hệ thống mạng làm 1 video về dâm ô, tuyên truyền những dâm ô, trụy lạc thì đó mới là an ninh mạng, không liên quan đến bản quyền.

Ví dụ thứ hai, tôi được người khác cho sử dụng để trình chiếu một vấn đề gì đó kèm vào đó tôi lại quảng cáo một thứ khác thì đó là vi phạm an ninh, trong trường hợp này vi phạm 2 vấn đề là vi phạm bản quyền và cả an ninh mạng".

Theo luật sư Nhất, việc vi phạm phạm bản quyền ở nhiều nước cũng đều diễn ra. Để ngăn chặn việc này, biện pháp cần ở đây là về kỹ thuật bởi trước đó nhiều thông tin xấu, sai lệch đều được ngăn chặn và xử lý tốt. Vậy nên có thể thấy trong hành lang pháp lý về mặt luật quan trọng vẫn là người thực thi.

Trước đó theo công văn của VTV, sau khi chính thức sở hữu bản quyền truyền thông, trở thành đơn vị phát sóng chính thức của Vòng chung kết Giải vô địch bóng đá thế giới FIFA World Cup 2018 tại Việt Nam, Đài truyền hình đã tiến hành chia sẻ bản quyền với nhiều cơ quan truyền thông và triển khai các biện pháp bảo vệ bản quyền theo đúng quy định và yêu cầu của FIFA như truyền thông, làm việc với các nhà mạng Viettel, FPT, VNPT và tổ chức đội ngũ để phát hiện, báo cáo các vi phạm…

Tuy nhiên, trong 3 ngày đầu tiên của World Cup (14 – 16/6/2018), tình trạng vi phạm bản quyền tại Việt Nam được đánh giá là rất nghiêm trọng. Nhiều website vẫn livestream, đăng tải clip vi phạm bản quyền; tình trạng livestream các trận đấu cũng diễn ra tràn lan trên Facebook và Youtube.

Hiện tại, VTV vẫn đang tích cực phối hợp với FIFA để xử lý các trường hợp vi phạm. Tuy nhiên, có một số trường hợp rất cần sự xem xét can thiệp, xử lý nghiêm khắc của Bộ Thông tin - Truyền thông.

Theo VTV, những hành vi livestream các trận đấu trên các website vi phạm trực tiếp các quy định của FIFA, gây ảnh hưởng đến việc sở hữu bản quyền truyền thông FIFA World Cup 2018.

vi pham ban quyen world cupluat an ninh mang co the xu 3 ngày VTV phát hiện 700 trường hợp vi phạm bản quyền World Cup

Đài truyền hình Việt Nam cho biết cơ quan này đã phát hiện 700 trường hợp vi phạm bản quyền phát sóng VTV, dẫn đến ...

vi pham ban quyen world cupluat an ninh mang co the xu Người Việt livestream sóng quốc tế có vi phạm bản quyền World Cup hay không?

Tình trạng livestream các trận bóng của World Cup 2018 đang xảy ra tràn lan ở Việt Nam.

/ http://baodatviet.vn