Trung Quốc bắt chước Mỹ cho doanh nghiệp tư nhân phát triển vũ khí

Hợp tác dân và quân sự khiến Mỹ lo ngại công nghệ của họ có thể bị Trung Quốc sao chép.

trung quoc bat chuoc my cho doanh nghiep tu nhan phat trien vu khi
Xe chiến đấu hỗ trợ tăng QN-506 tại Triển lãm Hàng không Trung Quốc 2018. Ảnh: CCD.

Chiến lược hợp tác dân sự và quân sự năm 2014 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho phép các doanh nghiệp tư nhân của nước này tham gia vào lĩnh vực công nghiệp quốc phòng. Mục tiêu nhằm giảm giá công nghệ, đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa và cải tổ của quân đội Trung Quốc, SCMP đưa tin ngày 28/11.

Tại Triển lãm Hàng không Trung Quốc 2018, một số tổ hợp vũ khí do các doanh nghiệp tư nhân nước này phát triển lần đầu xuất hiện. Trong số này có hệ thống phòng thủ chủ động Velociraptor dành cho xe tăng và thiết giáp chở quân của công ty Công nghệ Quốc phòng Herakles, xe chiến đấu hỗ trợ tăng QN-506 do công ty Hồng ngoại Dẫn đường Vũ Hải chế tạo.

Hệ thống vũ khí hiện tại của Trung Quốc phần lớn lấy nguyên mẫu công nghệ và dây chuyền của Liên Xô. Nhờ sự giúp đỡ từ Moskva, Bắc Kinh phát triển hệ thống nghiên cứu và phát triển vũ khí thuộc nhà nước và không có sự tham gia của thành phần tư nhân.

Trong giai đoạn mở cửa và cải cách kinh tế, Trung Quốc cho phép các doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh mẽ ở mọi lĩnh vực, kể cả lĩnh vực công nghiệp quốc phòng. Tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc Type 001A là sản phẩm của hợp tác dân sự - quân sự với hơn 400 nhà thầu không thuộc quân đội tham gia.

"Mỹ hiện là mô hình phát triển và mua sắm vũ khí của Trung Quốc. Quân đội Trung Quốc tìm kiếm các nhà thầu tốt nhất từ lĩnh vực tư nhân thay vì tự phát triển các loại vũ khí và hệ thống. Các doanh nghiệp dân sự cạnh tranh gay gắt để giành các hợp đồng quân sự. Quân đội thường chọn vài doanh nghiệp tư nhân, khi nhận được hợp đồng họ có thể thuê thêm một số doanh nghiệp khác để giảm chi phí", đại diện một doanh nghiệp nhà nước tham gia chương trình vũ trụ của Trung Quốc cho biết.

Mô hình tích hợp dân - quân sự giúp quân đội Trung Quốc tiếp cận với các công nghệ hiện đại và cân đối chi phí phát triển và mua sắm vũ khí, chuyên gia quốc phòng Timothy Heath tại tập đoàn RAND nhận định. Tuy nhiên, quan hệ đối tác này gây ra nghi ngờ ở nước ngoài.

Tháng 5, Lầu Năm Góc yêu cầu các cửa hàng bán lẻ ở Mỹ ngừng bán điện thoại Huawei vì lo ngại các sản phẩm này có lỗ hổng bảo mật có thể bị quân đội Trung Quốc khai thác. An ninh Mỹ có thể bị ảnh hưởng khi công nghệ được công ty nước này chia sẻ cho đối tác có thể bị chuyển giao cho quân đội Trung Quốc, theo báo cáo tháng 11 của Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ.

Trung Quốc đang xây dựng một số cơ sở phục vụ sáng kiến Vành đai Con đường, trong đó có hai cảng mới tại Israel ở Haifa và Ashdod. Các nhà quan sát cho rằng việc hợp nhất dân sự - quân sự có thể cho phép quân đội Trung Quốc theo dõi hoạt động của tàu Mỹ qua các cảng này.

Nguyễn Tiến

trung quoc bat chuoc my cho doanh nghiep tu nhan phat trien vu khi Syria tố cáo phiến quân dùng vũ khí hóa học khiến hơn 100 người nhập viện

Các bệnh nhân bị khó thở và mờ mắt ở Aleppo, nghi bị ngộ độc khí chlorine từ đạn pháo của phiến quân.

/ VnExpress