TP Hồ Chí Minh: 8 nhóm giải pháp phục hồi, phát triển nhanh kinh tế

UBND TP Hồ Chí Minh đã tích cực triển khai các giải pháp hiệu quả nhằm ổn định tình hình kinh tế - xã hội, tạo tiền đề cho các năm tiếp theo.

Báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của TP Hồ Chí Minh năm 2021 tại kỳ họp do HĐND thành phố tổ chức ngày 7/12, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Lê Hòa Bình cho biết, mặc dù dịch bệnh gây ảnh hưởng rất lớn, kinh tế thành phố tăng trưởng âm, nhưng tổng thu ngân sách của Thành phố trong năm vẫn đạt hơn 370.000 tỷ đồng, đạt 101,3% so với dự toán; kim ngạch xuất nhập khẩu đều tăng, trong đó nhập khẩu tăng gần 25%; thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào thành phố đạt 5,8-6 tỷ USD; lượng kiều hối về thành phố đạt hơn 6,6 tỷ USD…

Với nỗ lực của cả hệ thống chính trị, từ cuối tháng 9, thành phố đã cơ bản kiểm soát được tình hình dịch bệnh. Theo Phó Chủ tịch Lê Hòa Bình, dù dịch bệnh gây ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế - xã hội, nhưng tình hình an ninh trật tự luôn được đảm bảo. Công an thành phố đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp tấn công trấn áp mạnh các loại tội phạm; xử lý ngay tại cơ sở những dấu hiệu có thể gây mất ổn định an ninh trật tự, phát sinh các điểm nóng; không để các đối tượng phản động, chống đối chính trị xuyên tạc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gây hoang mang trong nhân dân.

TP Hồ Chí Minh: 8 nhóm giải pháp phục hồi, phát triển nhanh kinh tế -0

Tăng trưởng xuất nhập khẩu hàng hóa là điểm sáng của kinh tế thành phố.

UBND thành phố đã tích cực triển khai các giải pháp hiệu quả nhằm ổn định tình hình kinh tế - xã hội, tạo tiền đề cho các năm tiếp theo. Thành phố đã thành lập nhiều tổ công tác để tháo gỡ khó khăn về đầu tư; hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân và lập tổ công tác theo dõi, chỉ đạo với các tổng công ty có vốn nhà nước trực thuộc UBND thành phố. Thành phố cùng nhà đầu tư xây dựng chính sách đồng hành, phát triển trong quá trình thực hiện dự án đầu tư và sản xuất, kinh doanh.

Năm 2022, TP Hồ Chí Minh đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt 6-6,5%. Trước tình hình dịch bệnh còn phức tạp, để thích ứng an toàn, linh hoạt phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, thành phố đặt ra 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện, như ưu tiên hỗ trợ nguồn lực cho các ngành nghề, lĩnh vực chủ lực; đẩy mạnh đầu tư công; hỗ trợ doanh nghiệp về cơ cấu lại thời gian trả nợ; nâng cao hiệu quả mô hình chính quyền đô thị; đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước; nâng cao hiệu quả liên kết vùng, đẩy mạnh kết nối cung ứng hàng hóa. Đồng thời tập trung cho công tác chăm lo an sinh, xã hội cho người dân, nhất là nhóm yếu thế; phát triển văn hóa - xã hội đồng bộ với kinh tế.

Về kế hoạch phát triển giai đoạn 2021-2025, Phó Chủ tịch Lê Hòa Bình cho rằng, Thành phố đã chịu tác động nặng nề từ đại dịch COVID-19, do đó chương trình phục hồi, phát triển kinh tế được thành phố chia làm 2 giai đoạn. Trước mắt từ nay đến cuối năm 2022 sẽ tập trung khắc phục hệ lụy do dịch bệnh gây gián đoạn với sản xuất, chuỗi cung ứng; hỗ trợ doanh nghiệp phải ngưng hoạt động tái sản xuất kinh doanh, gia nhập thị trường; tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội. Từ năm 2023-2025, thành phố tiếp tục tập trung kiểm soát hiệu quả dịch bệnh; giải quyết các điểm nghẽn do sản xuất, chuỗi cung ứng; tập trung mọi nguồn lực như trung tâm kinh tế, trung tâm tài chính, trung tâm du lịch, trung tâm dịch vụ… để phát triển kinh tế.

Để kiểm soát tốt dịch bệnh, những năm tới thành phố tiếp tục củng cố, nâng cao hệ thống y tế cơ sở, rà soát bổ sung cơ chế đặc thù để phát huy nguồn lực từ y tế cộng đồng, y tế cơ sở trong phòng, chống dịch bệnh; giải quyết hiệu quả vấn đề kết nối lao động để hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế thành phố.

Thu hồi gần 30 ha đất phục vụ dự án mở rộng và giảm ùn tắc sân bay Tân Sơn Nhất

Tại kỳ họp thứ 4, HĐND TP Hồ Chí Minh khóa X diễn ra từ ngày 7 đến ngày 9/12, UBND thành phố đã trình HĐND xem xét, quyết định về 15 dự án cần thu hồi đất cho kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của thành phố. Trong đó, UBND thành phố trình HĐND quyết định việc thu hồi 16 ha đất để triển khai Dự án xây dựng nhà ga hành khách T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất; thu hồi gần 13,5 ha đất phục vụ Dự án xây dựng tuyến nối đường Trần Quốc Hoàn với đường Cộng Hòa và xây dựng khu tái định cư cho dự án. Tại kỳ họp này, UBND thành phố cũng trình HĐND về hệ số điều chỉnh giá đất năm 2022 trên địa bàn. UBND thành phố cho rằng những năm qua thành phố đã nỗ lực điều chỉnh hệ số tính giá đất để đưa giá đất từng bước tiệm cận với giá thị trường. Nhưng trước tình hình dịch COVID-19 gây ảnh hưởng nặng nề đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội; ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn, UBND thành phố đề nghị giữ nguyên hệ số điều chỉnh giá đất năm 2022 như năm nay.

Ca tử vong do COVID-19 còn cao, TP.HCM mở chiến dịch bảo vệ người nhóm nguy cơ Ca tử vong do COVID-19 còn cao, TP.HCM mở chiến dịch bảo vệ người nhóm nguy cơ

Ngày 7/12, Sở Y tế TP.HCM có tờ trình gửi UBND TP về việc ban hành kế hoạch triển khai "Chiến dịch bảo vệ người ...

Chủ tịch TP.HCM: Trước mắt chỉ thí điểm học trực tiếp với lớp 9 và 12 Chủ tịch TP.HCM: Trước mắt chỉ thí điểm học trực tiếp với lớp 9 và 12

Trao đổi với báo chí bên lề kỳ họp thứ 4, HĐND TP.HCM khoá X, Chủ tịch TP.HCM cho biết, trước mắt thí điểm học ...

/ cand.com.vn