Toạ đàm "Da giày Việt Nam – Chuyển mình để đón sóng lớn"

9h ngày 19.11.2019 diễn ra toạ đàm "Da giày Việt Nam – Chuyển mình để đón sóng lớn", được tường thuật trực tuyến trên laodong.vn. Tọa đàm do Báo Lao Động chủ trì với sự tham gia của Phó Giáo sư – Tiến sĩ Bùi Văn Huấn, Phó Viện trưởng Viện Dệt may Da giầy & Thời trang Đại học Bách khoa Hà Nội và ông Lương Hữu Lâm, Giám đốc thương hiệu của Tập đoàn Giovanni Group.

Ảnh minh hoạ. Ảnh TL

9h ngày 19.11.2019 diễn ra toạ đàm "Da giày Việt Nam – Chuyển mình để đón sóng lớn", được tường thuật trực tuyến trên laodong.vn. Tọa đàm do Báo Lao Động chủ trì với sự tham gia của Phó Giáo sư – Tiến sĩ Bùi Văn Huấn, Phó Viện trưởng Viện Dệt may Da giầy & Thời trang Đại học Bách khoa Hà Nội và ông Lương Hữu Lâm, Giám đốc thương hiệu của Tập đoàn Giovanni Group.

Ngành Da giày Việt Nam đang có sự phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước. Việt Nam đang là nước xuất khẩu giày dép lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc và kim ngạch xuất khẩu sản phẩm giày dép của Việt Nam tăng liên tục trong những năm qua. 

Khi EVFTA (Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU) được ký kết, cơ hội càng rộng mở khi ngành Da giày Việt Nam được đánh giá là một trong những ngành hưởng lợi hàng đầu. Với lộ trình giảm thuế về 0% sau 7 năm, ước tính có trên 37% số dòng sản phẩm da giày sẽ được áp dụng mức thuế 0% ngay khi EVFTA có hiệu lực. 

Nhưng liệu các doanh nghiệp Việt có nắm bắt được cơ hội ngàn vàng này không hay lại bỏ phí?

Một trong những thách thức khác đối với các doanh nghiệp Việt Nam là chứng minh xuất xứ nguyên liệu đầu vào. Mặc dù là ngành xuất khẩu chủ lực, nhưng giá trị gia tăng của ngành Da giày còn chưa cao do phụ thuộc nhiều vào nguyên phụ liệu nhập khẩu. Yêu cầu quy định nguồn gốc xuất xứ với giá trị nguyên phụ liệu sản xuất nội địa của các FTA là 55%. Trong khi đó, ngành Da giày Việt Nam mới tự chủ được khoảng 50% nguyên phụ liệu.

Nguyên nhân chính là do chúng ta chưa phát triển được công nghiệp hỗ trợ cho ngành Da giày, chưa có chính sách khuyến khích phát triển vùng nguyên liệu và thu các doanh nghiệp và lĩnh vực thuộc da, tiếp theo đó là thiếu nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng cao.

Báo Lao Động tổ chức Tọa đàm trực tuyến "Da giày Việt Nam – Chuyển mình để đón sóng lớn", nhằm tìm kiếm các giải pháp để da giày Việt Nam phát triển bền vững trong dài hạn, nắm bắt được cơ hội do những hiệp định thương mại đem lại".

 

MI VÂN  22/11/2019

Hội Luật gia tỉnh Nghệ An tổ chức hội nghị tập huấn và tọa đàm

Hội Luật gia tỉnh Nghệ An tổ chức lớp tập huấn đợt 2 năm 2019 về công tác Hội, quán triệt Nghị quyết đại hội ...

Khẳng định vị trí, vai trò của ngành dầu khí Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Nhân kỷ niệm 57 năm Ngày truyền thống ngành dầu khí Việt Nam, 74 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 29 ...

Ghi nhận nhiều khó khăn, thách thức với ngành Dầu khí

Ngày 10/9 tại Hà Nội, Ủy ban Kinh tế Quốc hội phối hợp với Báo Đại biểu Nhân dân, Hội Dầu khí Việt Nam tổ ...

 

/ laodong.vn